Chùa Cổ Am
  • Danh mục
    • Giới thiệu
    • Thông tin Phật sự
    • Thông báo
    • Hoạt động Phật Sự
      • Tin tức
      • Tin tức trong ngày
      • Phật giáo trong nước
      • Phật giáo quốc tế
      • Lịch khóa tu
      • Tin tức khác
    • Phật giáo vs Xã hội
      • Chuyện đạo đời
      • Nếp sống đạo
      • Chuyên mục tư vấn
    • Nghệ thuật Phật giáo
      • Chương trình ánh sáng Phật pháp
    • Thư viện Phật giáo
      • Thư viện hình ảnh
      • Thư viện kinh sách
        • Sách biên soạn
        • Sách dịch
        • Thơ
        • Truyện ngắn
      • Thư viện video
  • Hoạt động Phật Sự
    • Tin tức
    • Tin tức trong ngày
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo quốc tế
    • Lịch khóa tu
    • Tin tức khác
  • Phật giáo vs Xã hội
    • Chuyện đạo đời
    • Nếp sống đạo
    • Chuyên mục tư vấn
  • Nghệ thuật Phật giáo
    • Chương trình ánh sáng Phật pháp
  • Thư viện Phật giáo
    • Thư viện hình ảnh
    • Thư viện kinh sách
      • Sách biên soạn
      • Sách dịch
      • Thơ
      • Truyện ngắn
    • Thư viện video
  • Văn hóa phẩm Phật giáo
    • Pháp Âm
    • Góc thư giãn (Video )
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Tin mới nhất
  • Tin tức Phật giáo & Tuổi trẻ

Muộn Màng

23/03/2020 Phật giáo & Tuổi trẻ, Tin tức, Tin tức phật giáo & tuổi trẻ

Trong cuộc đời của mỗi người, chắc hẳn ai cũng sẽ có một vài quá khứ không đẹp, để rồi sau này khi ngồi lại, tìm về quá khứ, chúng ta sẽ phải thở dài và “ước gì, giá như…”.

Tôi cũng không ngoại lệ. Là một người phụ nữ đã lập gia đình, có sự nghiệp ổn định, có một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng, mỗi lần nghĩ về quá khứ ngày xưa của mình thì tim tôi như muốn thắt lại.

Ở quê tôi, thường có tập tục, hễ sinh con ra khó nuôi thì đặt tên xấu cho ma quỷ khỏi bắt vía. Xúi quẩy cho tôi là phải nằm trong diện những đứa trẻ ấy. Bởi thế, ngoài cái tên khai sinh “Thủy Tiên” tuyệt đẹp thì ở nhà tôi được gọi là “bé Đen”. Lúc còn con nít hồn nhiên vô tư thì cái tên ấy là cả một niềm tự hào của riêng tôi. Đâu phải ai cũng có hai tên như mình đâu. Thế nhưng, khi lớn lên một chút, biết suy nghĩ một chút, tôi lại chán ghét cái tên ấy vô cùng. Trong nhà chỉ có hai mẹ con, kể từ ngày cha ra khơi đánh cá gặp bão lớn rồi không về nữa, tôi thương mẹ nhiều lắm, nhưng  hễ mỗi lần mẹ gọi hai tiếng “bé Đen” là khuôn mặt tôi lại nóng bừng lên và giận mẹ vô cùng. Đã nhiều lần tôi đề nghị mẹ hãy gọi tên khai sinh của tôi thay vì cái tên xấu xí kia, nhưng gọi được một vài lần mẹ lại quên bẵng đi mất. Mỗi khi thấy tôi giận, mẹ chỉ biết cười và nói: “tên nào cũng được, miễn sao con gái của mẹ không xấu là được rồi bé Đen nhỉ”.

Năm học cuối cấp, một lần, tôi rủ đám bạn về nhà chơi và thưởng thức món bánh xèo do chính tay mẹ tôi làm. Tôi không quên dặn trước với mẹ rằng: “mẹ ơi! hôm nay mấy đứa bạn của con tới nhà chơi, mẹ nhớ gọi con là Thủy Tiên nha mẹ, mẹ mà gọi bé Đen là con giận mẹ luôn đó”. “Ừ, mẹ nhớ rồi”, mẹ trả lời với giọng nhỏ nhẹ. Mọi việc diễn ra khá suôn sẽ từ khâu xay bột đến khâu làm bánh rồi dọn bánh lên bàn. Chỉ còn thiếu chén nước chắm nữa là có thể nhập tiệc. Lúc ấy, tôi đang ở dưới bếp, nghe tiếng của mẹ từ nhà trên vọng xuống, “bé Đen ơi! Con đem chén nước chắm lên cho mẹ luôn nha”, sau đó là một tràng cười của lũ bạn. Tôi giận tím người, chẳng nói nữa lời, bước lên nhà nhìn mẹ bằng ánh mắt căm phẫn, rồi bỏ nhà ra đi. Mỗi lần giận dỗi, tôi bỏ sang nhà của cậu ở vài bữa rồi lại về, nhưng trời xui đất khiến như thế nào mà lần này tôi lại bỏ nhà đi thật. Tôi quyết định đi khỏi nơi đáng ghét này để không còn ai biết đến cái tên bé Đen nữa. Những ngày đầu nơi đất khách quê người, tôi rất sợ và nhớ mẹ vô cùng, nhưng cái tự ái đã lấn át lý trí trong tôi, cộng thêm sự vất vả mưu sinh khiến tôi không có thời gian ngơi nghĩ. Một tháng, hai tháng rồi một năm, hai năm, năm năm, thời gian cứ lặng lẽ trôi, tôi lấy chồng và sinh con. Người ta thường nói: “ai đã làm mẹ thì mới hiểu hết nỗi lòng của mẹ dành cho con cái”, điều ấy quá thực không sai tí nào. Sau khi “thiên thần bé nhỏ” của tôi chào đời thì bao kỉ niệm ngày xưa cứ liên tiếp ùa về trong tôi như từng thước phim quay chậm. Nhớ đêm đầu tiên trước khi vào lớp một tôi một mực đòi ở nhà, mẹ đã dịu dàng khuyên nhủ và truyền can đảm cho tôi; Nhớ những lúc tập xe đạp, nhiều lần té ngã, muốn bỏ cuộc thì mẹ lại dỗ dành và tiếp thêm sức mạnh cho tôi; Nhớ nhất là khoảng thời gian cha ra khơi gặp bão không có tin tức, hai mẹ con chỉ biết dứng trên bờ chờ từ ngày này qua ngày khác. Cứ nghĩ tới đó là đôi mắt tôi lại nhỏ lệ. Tôi thầm nghĩ, không biết giờ này mẹ đang làm gì? Có còn nhớ đến tôi nữa hay không? Không có tôi, không biết ai sẽ cùng mẹ ra bờ biển đứng chờ cha? Không được, tôi phải về thăm mẹ ngay lập tức, về để thỏa nỗi nhớ nhung của những ngày xa cách.

Thế là hôm sau tôi tức tốc lên đường về quê thăm mẹ sau 8 năm xa nhà. Nhưng mọi chuyện nào như tôi mong muốn, căn nhà vẫn còn đó, mà mẹ tôi thì đã qua đời từ 3 năm trước. Sau ngày tôi biệt tăm, mẹ đã đi nhiều nơi để tìm kiếm nhưng không có kết quả. Một phần vì nhớ con quên ăn quên ngủ, một phần vì bệnh cũ tái phát, mẹ đã qua đời vài năm sau đó. Giờ này, trước mộ mẹ, tôi biết nói gì đây? Tôi quả thực là một đứa con bất hiếu. Mẹ ơi! bé Đen của mẹ về đây rồi, mẹ hãy gọi bé Đen đi mẹ. Bé đen của mẹ đã biết sai rồi, xin mẹ hãy tha thứ cho những lỗi lầm của con.

Ước gì mẹ vẫn còn đây để tôi được nghe hai tiếng “bé Đen” từ chính miệng mẹ nói ra. Giá như ngày xưa tôi đừng quá cố chấp vì cái tên “bé Đen” thì đâu có tình cảnh như hôm nay.

Thông báo

    hoangphap_khoa-tu-thieu-nhi-em-ve-ben-phat_full_23022022_080213-1-3fpkwryl9w6npavq33s0e8.jpg
    Chùa Hoằng Pháp: Khóa tu thiếu nhi “Em Về Bên Phật”
    maxresdefault-5769-3fpkvlzs865rh3kjfs10cg.jpg
    Hang động Đại Túc – Di sản Văn hóa Thế giới
    cut-niemchet-5041-3fouses1w9tb2urcbq7cao.jpg
    Niệm chết cho tất cả chúng ta
    los-angeles-5710-3fomkli0qn7d391xbuurcw.jpg
    Los Angeles: Phá bỏ rào cản về ngôn ngữ và văn hóa để phát triển Phật giáo
    z3437041625358_310801651f92d719b3a13e9a6876f416-Copy-3fok661pneb9lxza9znu9s.jpg
    Khoá tu một ngày chùa Cổ Am

Tin nổi bật

    image-8809-3fnpgq5ojqrnh29rclzj0g.jpeg
    “Trái tim bất diệt” của Bồ-tát Quảng Đức hiện đang ở đâu?
    z3418788707897_54b81b52642e584441c84e6747cf731b-1-Copy-3fn9cfl0gi87bdjp0kledc.jpg
    CHÙA CỔ AM: GIAO LƯU, NÓI CHUYỆN CHỦ ĐỀ ” ĐẠO ĐỨC NHÀ PHẬT VÀ TƯ TƯỞNG CỦA BÁC HỒ”.
    img-2997-7478-3fn091ojg60tcxjvqmtf5s.jpg
    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Đức Quyền Pháp chủ, Hòa thượng Chủ tịch GHPGVN
    280306775_1695385050796671_1587248170927366780_n-Copy-3fmgp3h98zirki8g3car5s.jpg
    CHÙA CỔ AM: LỄ SÁM HỐI TỐI 14/04/NHÂM DẦN
    tai-gia-30-Copy-3flwhwpcls8yd34hykuhhc.jpg
    Chùa Cổ Am: “Người Người Đón Như Lai, Nhà Nhà Mừng Phật Đản”

Tin mới

    hoangphap_khoa-tu-thieu-nhi-em-ve-ben-phat_full_23022022_080213-1-3fpkwryl9w6npavq33s0e8.jpg
    Chùa Hoằng Pháp: Khóa tu thiếu nhi “Em Về Bên Phật”
    maxresdefault-5769-3fpkvlzs865rh3kjfs10cg.jpg
    Hang động Đại Túc – Di sản Văn hóa Thế giới
    cut-niemchet-5041-3fouses1w9tb2urcbq7cao.jpg
    Niệm chết cho tất cả chúng ta
    los-angeles-5710-3fomkli0qn7d391xbuurcw.jpg
    Los Angeles: Phá bỏ rào cản về ngôn ngữ và văn hóa để phát triển Phật giáo

Liên kết

Chùa Phúc Lạc

 

Thông tin liên hệ

CHÙA CỔ AM – xã Minh Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
CHỦ NHIỆM: ĐẠI ĐỨC THÍCH TÂM THÀNH
Liên hệ với chúng tôi: [email protected]
Điện thoại: 08.67.97.97.37
Fanpage: www.facebook.com/chuacoam

 

 

Bài viết mới

  • Chùa Hoằng Pháp: Khóa tu thiếu nhi “Em Về Bên Phật”
  • Hang động Đại Túc – Di sản Văn hóa Thế giới
  • Niệm chết cho tất cả chúng ta
  • Los Angeles: Phá bỏ rào cản về ngôn ngữ và văn hóa để phát triển Phật giáo
  • Khoá tu một ngày chùa Cổ Am
  • Người đái tháo đường ăn chay như thế nào để đủ chất?
  • Cúng dường Tam bảo chùa Cổ Am, Nghệ An
  • Người ưa tranh cãi sẽ rất khó tu
  • Nụ cười trẻ thơ nơi cửa thiền

Chùa Cổ Am

Bản quyền thuộc © 2020 Chùa Cổ Am - thiết kế bởi www.itcviet.com
  • Facebook
  • Twiter
  • Google
  • Youtube