Chư Tăng cùng Phật Tử chùa Cổ Am – chùa Phúc Lạc trong chuyến hành trình “ 9 Ngày 8 Đêm Hành Hương tìm về thánh tích Đất Phật linh thiêng Ấn Độ và Nepal đã được viếng thăm “ Đại Học Phật Giáo đương thời lớn nhất Thế Giới “ nơi đây đã đào tạo ra những nhà Phật học lỗi lạc truyền bá Chánh Pháp Đức Phật đi muôn nơi.
Được biết trong chuyến đi, để quý vị Phật Tử có thể hiểu thêm về Đại Học Nalanda Đại Đức Thích Tâm Thành trưởng phái đoàn đã chia sẻ câu chuyện hết sức gần gũi qua bộ phim  ”  Tây Du Kí  “ được cải biên từ câu chuyện có thật. Vào thế kỷ thứ 7 vị Sư Huyền Trang còn được gọi là “ Đường Tam Tạng “. Ngài là một nhà Sư rất quan trọng đối với Phật Giáo Trung Quốc cũng như Việt Nam, trong khi theo học tại Đại Học Nalanda Ngài đã thông thạo hết “ Tam Tạng Kinh Điển “ mà Đức Phật để lại. Ngài đã đem Chánh Pháp của Đức Phật để truyền bá suốt quãng đường và về tới quê nhà của mình.
 
Vào thế kỷ thứ 3 BC, Đại Hoàng đế Asoka đã đến viếng và xây dựng một tháp vĩ đại thờ Tôn giả Xá Lợi Phất, dần dần,  Nalanda đã trở nên liên quan đến chư Tăng và Học giả, Họ tập hợp về đây cho sự thảo luận và trao đổi Phật học, và cũng vào thế kỷ thứ 5 BC một Tu viện khổng lồ được thiết lập dưới triều đại Gupta.

Nalanda suốt trong thời gian  cực thịnh của nó bao gồm 10.000 sinh viên và 1.500 giáo sư cư trú tại đây . Trường đại học được ghi dấu bởi bức tường cao ngất và một cái cổng . Ngài Huyền Trang một Tăng Sĩ Trung Quốc hành hương đến Tây Trúc vào thế kỷ thứ 7 AD đã trải qua 3 năm tại Nalanda. Ông ta đã để lại một chú thích chi tiết về trường Đại học Nalanda, chương trình giảng dạy, các hoạt động và các sự giải thích khác. Ông ta diễn tả toà nhà Sangharama cao, nó được xây dựng cao 3 đến 6 tầng. Một trong số đó có việc đúc tượng Phật bằng đồng cao 80 feet. Một Tăng sĩ Phật giáo TQ hành hương khác là Ngài Nghĩa Tịnh, người đã trải qua 10 năm tại trường đại học này và chứng kiến 8 tu viện và trên 300 phòng ốc .

 Nalanda hôm nay đã tàn rụi, nhưng vẫn còn truyền lại cho người sau sự uyên thâm của nó. Khảo cổ học vùng này được phân loại nhiều vị trí bao gồm 11 tu viện và một vài chánh điện được xây dựng trong gạch đỏ. Vị trí khai quật rộng trên 166 feet ( nam-bắc) và 800 feet( tây- đông ). Kiến trúc gây ấn tượng nhất là tháp của ngài Xá Lợi Phật, nó được tu sửa nhiều lần dưới nhiều triều đại khác nhau. Kế tháp chính có nhiều tháp nhỏ hơn nằm phía dưới.

Chánh điện nằm ở vị trí số 2 là khác thường vì nó không được xây bằng gạch. Nó được bao bọc trong đá  và vẻ đẹp của nó được chạm trổ trên 200 miếng đá. Hầu hết các kiểu mẫu này vay mượn từ thần thoại Hindu.

Gần Nalanda,  Bảo tàng khảo cổ học có góp nhặt những vật cổ xưa được khai quật từ nalanda và các vùng lân cận. Nó xác minh rằng đại học Nalanda nổi tiếng vì sự phong phú của kiến trúc đá, đồng đúc và sơn tay. Cunningham định giá kiến trúc được khai quật ở đây là tinh xảo nhất trong Ấn Độ.

Hình ảnh ghi nhận :

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *