Tết Thanh minh là một trong những nét văn hóa tâm linh quan trọng và có ý nghĩa rất lớn với người dân Việt Nam. Tết Thanh minh là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính và sự biết ơn đến ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Theo phong tục của người dân Việt, vào ngày Tết Thanh Minh, các gia đình thường đi tảo mộ và làm các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, những người thân đã mất.

Vậy cúng Thanh minh như thế nào? Dưới đây, là nghi thức cúng lễ Thanh Minh đầy đủ theo đúng tinh thần Phật giáo. Xin kính mời quý thiện nam, tín nữ, Phật tử cùng tham khảo và lưu về để thực hành nghi thức!

Bài văn khấn cúng Thanh Minh tại nhà:

Gia chủ sửa sang quần áo nghiêm túc, đứng trước hương án, thắp hương, đốt đèn, sau đó khấn:

VĂN KHẤN THANH MINH TẠI TỔ TIÊN GIA ĐÌNH (TẠI NHÀ)

 

 

 

Sau khi đọc xong bài vấn, gia chủ vái ba vái, dâng hương lên ông bà tổ tiên, chờ khi nào tuần hương sau đó hóa vàng, hạ mâm lễ để thụ lộc.

Bài văn khấn tiết Thanh Minh ngoài mộ, nghĩa trang:

Trong buổi lễ này, gia chủ cần khấn Âm phần long mạch, kính cáo với các thần linh cai quản khu vực có đặt phần mộ.

Trước tiên bạn thắp hương tại ban thờ Thần linh, vái 3 vái sau đó, bạn khấn bài khấn Âm phần Long mạch như sau:

VĂN KHẤN THANH MINH TẠI NƠI THỜ THẦN LINH (TẠI MỘ TỔ)

 

Sau khi khấn xong, gia chủ vái 3 vái và dâng hương lên chư vị Thần linh là hoàn thành phần kính cáo với Thần linh cai quản khu nghĩa trang về việc gia đình bạn sửa sang, tu sửa mộ phần người thân. Tiếp đó, bạn hãy sang sắp lễ cúng bái ở phần mộ của gia đình mình.  

Bài văn khấn tiết Thanh Minh ngoài mộ, nghĩa trang:

Bài văn khấn lễ vong linh tại mộ phần:

Tại phần mộ người thân trong gia đình, sau khi sắp mâm lễ vật, bạn cũng thắp hương, và khấn bài khấn vong linh như sau:

VĂN KHẤN THANH MINH TẠI PHẦN MỘ HƯƠNG LINH

 

Cách cúng Thanh minh chuẩn theo phong tục tập quán người Việt 

Theo phong tục của người Việt, lễ Cúng thanh minh sẽ thực hiện ở ngoài mộ trước sau đó mới làm lễ tại nhà. Cụ thể:

Cách cúng ngoài mộ 

Khi làm lễ Cúng thanh minh tại mộ, gia đình sẽ sắp xếp các lễ vật đã chuẩn bị trước đó lên mâm lễ. Các loại đồ cúng, hoa quả, tiền vàng có thể để chung nhưng lễ mặn phải đặt riêng. 

Sau đó, gia chủ sẽ thắp hương vái 3 lần để bày tỏ lòng thành đối với Thổ địa, sau đó mời gia tiên về để đọc văn khấn tảo mộ.

Khi hương tàn, gia chủ bắt đầu xin phép ông bà được dọn dẹp mộ phần sạch sẽ. Sau đó thắp thêm một nén hương và đợi hương tàn được 2/3 thì có thể tạ lễ, hóa vàng hạ lộc để thụ lộc. 

Ngày trước, các gia đình thường xin lộc và ra về. Tuy nhiên, vài năm gần đây nhiều gia đình đã chuẩn bị các mâm cỗ cúng tươm tất, sau khi dọn dẹp mộ phần thì hạ lễ và thụ lộc cùng với tổ tiên ngay tại mộ. 

Cách cúng Tết Thanh minh ở nhà 

Dọn dẹp bàn thờ gia tiên sạch sẽ trước khi ra mộ và chuẩn bị sẵn mâm cúng Thanh minh ở nhà. Sau khi từ mộ trở về thì dâng lễ cúng lên bàn thờ. Gia chủ sẽ tiến hành thắp hương và đọc văn khấn. 

Đợi đến khi hương tàn khoảng 2/3 thì có thể hạ lễ, hóa vàng và thụ lộc. 

Những điều cần tránh trong Tết Thanh minh 

Trong ngày Thanh minh, để tránh những điều không lành tăng trưởng phước báu cần phải lưu ý và thực hiện những điều sau: 

  • Khi đi ngang qua phần mộ của các gia đình khác, không được dẫm đạp lên đồ cúng để tránh gặp phải xui xẻo trong năm. 
  • Khi đến nơi nghĩa trang, phần mộ trang phục chỉnh tề, kín đáo. 
  • Không nên chụp ảnh tại khu vực mộ. 
  • Dọn dẹp mộ phần cẩn thận để tránh chuột, bọ, rắn rết bò vào trong. 
  • Không chỉ trỏ, bàn tán phần mộ của người khác. 
  • Để các chư hương linh sớm siêu thoát, về với cảnh giới an lành nên tích cực làm những việc thiện như tụng kinh, niệm Phật, ăn chay, bố thí, phóng sanh,…

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *