“Phổ Hiền cổ Phật hiện thân ra
Thường cưỡi trên voi trắng sáu ngà
Thu nhiếp quần sinh vào nguyện hải
Dạo chơi cõi Phật khắp hằng sa”.
Sự tích và hạnh nguyện Bồ tát Phổ Hiền
Trước khi rời nhà để học Đạo giáo, đức Phổ Hiền là con trai thứ tư của vua Vô Tránh Niệm và được gọi là Năng-đà-nô. Theo lời khuyên của vua cha, tân hoàng tử quyết định cúng dường Đức Phật và tất cả chúng sinh trong ba tháng. Lúc đó, quan đại thần Bảo Hải đã nhìn thấy và thuyết phục ông nếu Ngài có lòng làm được việc thiện thì hãy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề mà cầu được thành Phật.
Thái tử Năng-đà-nô ngay lập tức nói với Phật Bảo Tạng sau khi nghe lời khuyên giác ngộ, nguyện phát tâm Bồ Đề, tu thành Bồ tát.
Đức Bảo Tạng Như Lai nói ngay sau khi nghe lời tuyên thệ giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ của Năng-đà-nô thái tử nên đã gọi Ngài là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức. Sau khi đã thực hiện nhiều công việc Phật sự lớn nên được đến thế giới Bất Huyền thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai.
Ngài đã tu chăm chỉ để trở thành một vị Phật ở cõi Bất Huyền và hóa thành thần ở nhiều nơi trên thế giới để giáo hóa chúng sinh.
10 hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát
- Lễ Kính Chư Phật: Hạnh nguyện này của Bồ Tát Phổ Hiền muốn nói về việc tin sâu vào mười phương chư Phật và tự thanh tịnh về 3 nghiệp đó là thân – khẩu – ý của bản thân để có thể tự lễ kính chư Phật.
- Xưng Tán Như Lai: Đây là hạnh nguyện muốn chỉ sử dụng các loại âm thanh cũng như ngôn từ để có thể xưng tán được công đức vô cùng sâu dày của các Như Lai.
- Quảng Tu Cúng Dường: Có thể sử dụng thêm pháp để cúng dường, chẳng hạn như pháp tu hành, lợi ích của chúng sinh, chịu khổ thay cho chúng sinh, không xả hạnh Bồ Tát… Trong các loại cúng dường như hoa man, âm nhạc, y phục hây các loại hương hoa, thì dùng Pháp để cúng dường được xem là thù thắng nhất.
- Sám Hối Nghiệp Chướng: Đây là hạnh nguyện để thanh tịnh cho 3 nghiệp mà chúng sinh đã gây ra đó là Tham – Sân – Si có từ vô thủy kiếp quá khứ và xuất hiện cho tới nay. Nhờ vào hạnh nguyện này để xin phát lồ sám hối hết thảy và nguyện sẽ không tái phạm lại những ác nghiệm trên.
- Tùy Hỷ Công Đức: Hạnh nguyện thứ 5 này có nội dung là hoan hỷ và tán thán thiện pháp cùng các công đức của hết thảy chư Phật. Nó bao gồm có hết thảy pháp thế gian và hết thảy xuất thế gian. Cùng với đó chính là hết thảy của công đức các vị Bồ Tát, Thanh Văn và Bích Chi Phật hay công đức của những dạng loài có trong tứ sinh…
- Thỉnh Chuyển Pháp Luân: Ý muốn nói đến việc ân cần, và lòng thành kính trong sử dụng những lời nói, hành động và ý nghĩ. Kèm theo đó là sử dụng các phương pháp khác nhau để có thể thỉnh mời được Chư Phật tuyên thuyết diệu pháp.
- Thỉnh Phật Trụ Thế: Hạnh nguyện này muốn khuyên bảo tất cả các vị Phật, các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cùng với những vị Thiện tri thức hãy vì lợi ích của mị chúng sanh và dừng nhập Niết Bàn.
- Thường Tùy Phật Học: Hạnh nguyện này muốn nói rằng đạo Phật không phải là đạo để thuyết giảng và cũng không phải đạo của các nghi thức thờ phượng. Không phải tối ngày chúng ta tụng niệm những gì mà Phật dạy mà thay vào đó cần phải thể hiện ngay trên bản thân thông qua từng lời ăn, tiếng nói, cách cư xử, hành động lúc nào cũng cần phải tự tại, an nhiên, uy nghiêm nhưng phải có sự từ bi.
- Hằng thuận chúng sinh: Từ vô thủy chúng sinh đã sống trong tham dục. Vì vậy hàng Bồ Tát tu theo Phật cũng phải dựa vào tham dục mà chúng sinh đáng sống cùng để giáo hóa được chúng sinh. Bồ Tát cũng dựa vào đây để giảng về lòng tham và giúp chúng sinh tu phước.
- Phổ giai hồi hướng: Ý nghĩa của hạnh nguyện này là chuyển sự thành công của bản thân với lòng biết ơn tới tất cả mọi người. Đồng thời đây là sự khiêm tốn, là sự chia sẻ niềm vui với mọi người.
Ý nghĩa tên gọi của Bồ Tát Phổ Hiền
Phổ Hiền Bồ Tát là một trong hai vị Đại Bồ Tát thị giả cho Đức Phật Thích Ca để hoằng dương giáo Pháp ở cõi Ta Bà. Ngài cưỡi trên một con voi sáu ngà, tay cầm quyển sách, chiếc bút. Sáu ngà chính là biểu trưng cho “Lục Độ” (bố thí, nhẫn nhục, trì giới, tinh tấn, thiền định và trí tuệ), tức là Đức Phổ Hiền cưỡi con voi lục độ đi vào cuộc đời, làm lợi ích cho tất cả tha nhân. Phổ Hiền Bồ Tát là một trong Tứ đại Bồ tát, Ngài là điển hình cho hạnh nguyện rộng lớn. “Phổ” là biến khắp, “Hiền” là Đẳng Giác Bồ Tát. nên có thể hiểu Phổ Hiền là Đắc Giác có năng lực hiện thân khắp nơi, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát thường được thấy với diện mạo phúc hậu, tôn nghiêm và có nhiều trang sức, cưỡi voi trắng sáu ngà, tay cầm bông sen,.. Những hình ảnh đó mang ý nghĩa cho sự từ bi, cứu khổ phò nguy, giúp chúng ta tránh xa mọi cạm bẫy, gặp dữ hóa lành, thịnh vượng về công danh, tài lộc, thuận duyên trong cuộc sống.
Chúng ta thờ Bồ Tát Phổ Hiền là thờ vị Bồ Tát của trí tuệ và hạnh nguyện. Hằng ngày kính lễ Ngài, chúng ta phải tự tỉnh ăn năn tránh xa mọi ảo vọng, trở về với chân lý. Cùng với đó, khi kính lễ Ngài, chúng ta hãy học đòi theo hạnh nguyện rộng lớn của Ngài, hãy đập tan đi cái vỏ ích kỷ hẹp hòi của chúng ta để hòa mình trong hạnh nguyện mênh mông của Bồ Tát. Chừng nào chúng ta còn mang theo cái vỏ ích kỷ là còn khổ đau, còn chìm đắm, phải gỡ bỏ nó đi thì chúng ta mới nhẹ nhàng vượt khỏi muôn lớp trùng dương khổ não và đến được bến bờ an vui.
- Khóa Tu 1 ngày “Gieo Trồng Cội Phúc” và Chương Trình “Tỏa Bóng Bồ Đề – Kỳ 3″ | BUỔI CHIỀU KẾT KHOÁ
- Nghệ An: Lễ cầu siêu cho các liệt sĩ, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào
- Lễ Quy Y Tam Bảo Và Tắm Phật Nhân Mùa Phật Đản
- Khổ đau là chất liệu nuôi dưỡng tình thương
- Ý nghĩa Phật đản: Trang nghiêm Giáo hội là củng cố ngôi Tăng bảo, duy trì mạng mạch Phật phá