Ngũ giới chính là nền tảng căn bản cho người xuất gia học đạo. Người xuất gia dù cho hình thức tu hành có khác, nhưng vẫn phải giữ gìn năm giới dù người xuất gia về sau còn phải giữ nhiều giới điều khác nữa.

 I. Dẫn nhập

Thế giới chúng ta đang sống ngày nay, không có một quốc gia nào tồn tại mà không có pháp luật. Nếu không có pháp luật thì sẽ nảy sinh ra không biết bao nhiêu là tệ nạn xã hội. Bởi pháp luật chính là hàng rào ngăn chặn con người không làm những điều tội lỗi. Có pháp luật con người biết sống dè dặt hơn, cẩn thận hơn trong từng hành động. Nếu hành động sai pháp luật ắt hẳn sẽ bị trừng trị theo luật pháp. Nói chung, có pháp luật chính là để duy trì một nền an ninh trật tự, một xã hội có nề nếp, một đất nước có quy tắc, giữa con người với nhau biết tôn trọng nhau.

Một xã hội có đạo đức đòi hỏi những con người sống trong xã hội đó cũng cần phải có đạo đức. Trên cơ sở đó tôn giáo ra đời với mục đích đem lại cho xã hội những chuẩn mực đạo đức giúp con người sống tốt đẹp, hành động tốt hơn để không đem lại những tổn hại cũng như tổn thương cho tất cả loài người và loài vật. Đạo Phật cũng ra đời trên tinh thần đó, tinh thần trở về với con người, bảo vệ con người và giải phóng con người.

Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài quán sát thấy rõ con người là gốc của mọi vật, mọi sự vật sự việc đều xuất phát từ con người. Chính con người mang lại những thành tựu rực rỡ, những thành công sáng chói, những công trình vĩ đại… nhưng con người cũng chính là nguyên nhân gây ra mọi xung đột, tranh chấp, khổ đau hay phiền não… Cho nên, giải quyết con người là sẽ giải quyết được tất cả mọi vấn đề khúc mắc trong cuộc đời. Ngài đã đưa ra những giải pháp để cải thiện con người, giúp xây dựng nên một con người hoàn thiện, mà giải pháp đầu tiên và căn bản nhất trước hết đó là “Ngũ giới”. Người Phật tử một khi đã thọ “Tam quy” tất nhiên phải trì “Ngũ giới” và người tập sự xuất gia trước tiên cũng phải hành trì Ngũ giới. Vì Ngũ giới là nền móng căn bản đem lại hạnh phúc cho con người, là nền tảng đạo đức của người Phật tử, là thềm thang bước sang cửa Phật của người học đạo giải thoát.

5-9-2228

Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên là “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến” để giải thoát con người thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi. Một người Phật tử muốn được khai ngộ để nhập tri kiến Phật, điều kiện tiên quyết nếu muốn thành tựu đó là phải thọ trì nghiêm túc Ngũ giới và Ngũ giới không chỉ là nền tảng đạo đức căn bản của người cư sĩ tại gia mà nó cũng là những bước đi đầu tiên của người xuất gia học Phật trên lộ trình tìm về miền giải thoát. Cho nên những người đi trước đã có câu nói rằng: “Ngũ giới là thềm thang bước sang cửa Phật”.

Vì giới đem lại an lạc cho xã hội, đem lại an lạc cho bản thân gia đình, những người Phật tử, xuất gia hay tại gia, tu tập điều thiện, chính là giữ giới. Quả thật, chỉ có giới luật mới đưa con người lên Bi-Trí-Dũng để đạt đến Chân-Thiện-Mỹ, uốn nắn hàng con Phật trở thành mẫu người toàn diện trong quá trình tu tập.

Ngũ giới phần hương cứu độ đời

Ươm trồng thánh thiện trải ngàn nơi

Rời xa nghiệp sát bình an nở

Giũ bỏ mầm gian hạnh phúc mời

Vọng ngữ tiêu trừ tâm khỏe đến

Dâm tà phá tận nết lành khơi

Không dùng chất nghiện ngày đêm tĩnh

Chỉ ác phòng phi ý sáng ngời[1].

II. Nội dung.

Khái niệm về Ngũ giới

“Thông thường Giới được hiểu là ngăn ngừa điều xấu, dứt dừng điều ác (phòng phi chỉ ác) hoặc ngưng điều ác mà làm điều thiện (chỉ ác tác thiện)”[2]. “Giới tiếng Phạn là Sila, Trung Hoa dịch âm Thi la, còn gọi là Ba-la-đề-mộc-xoa biệt biệt giải thoát”[3]. Giới luật của đạo Phật nhằm giúp cho con người một phương pháp không tạo nhân xấu, để bớt được khổ vui, lợi mình, lợi người. Giới có sáu năng lực:

+ Chế ngự: ngăn ngừa ba nghiệp (thân, khẩu, ý) không cho buông lung.

+ Thanh lương: vì ba nghiệp thanh tịnh cho nên không bị thiêu đốt bởi các dục sinh ra, làm cho tâm được mát mẻ, nhẹ nhàng.

+ Nghiệp: ngăn ngừa những lỗi lầm ý xấu tác động để ác nghiệp đoạn trừ, làm cho thiện nghiệp phát triển. Đức Phật dạy: “Như Lai nói tác ý tức là nghiệp”[4].

+ Luật nghi: những quy định có tính xây dựng đạo đức con người và hoàn thiện nhân cách.

+ Diệu hạnh: những hành động xứng đáng được mọi người khen ngợi.

+ Phòng hộ: giữ gìn và bảo vệ còn gọi là “phòng phi chỉ ác” (ngăn ngừa những điều xấu, chấm dứt những việc ác). Qua đó, chúng ta thấy rằng năm giới của Phật dạy nhằm mục đích cho mình, vì hạnh phúc gia đình, đem lại hạnh phúc cho xã hội và tất cả chúng sinh, tạo cho xã hội một cuộc sống thanh bình và an lạc.

Không sát sinh chính là không giết hại mạng sống của con người cho đến cả những loài súc sinh hay côn trùng nhỏ bé.

Không sát sinh chính là không giết hại mạng sống của con người cho đến cả những loài súc sinh hay côn trùng nhỏ bé.

2. Ngũ giới và đạo đức nhân cách của người Phật tử

Đạo đức và nhân cách của người Phật tử được xây dựng và phát triển trên nền tảng của giới luật. Đối với một người Phật tử tại gia nhất thiết phải nghiêm trì ngũ giới. Ngũ giới là cơ bản đạo đức của người Phật tử khi bắt đầu bước chân trên con đường giác ngộ, giải thoát. Thiếu căn bản đạo đức này, dù chúng ta có nói đạo đức cao siêu đến đâu cũng là lời nói rỗng. Sự tu hành thiết thức phải gây dựng cơ bản trước, sau mới tiến lên những bậc cao siêu. Đó là tầm quan trọng của Ngũ giới.

Ngũ giới là năm điều ngăn cấm do đức Phật chế ra cho hàng Phật tử tại gia nhằm ngăn chặn những tưởng niệm ác, những hành động bất chính và những hành động chẳng lành. Năm điều này y cứ trên tâm từ bi, bình đẳng. Trên phương diện dứt trừ tội ác cá nhân. Sau khi quy y, là người đã bước chân lên nấc thang giải thoát. Nếu không thọ trì năm giới thì cũng chỉ là dậm chân tại chỗ mà thôi chẳng thể mong bước tiếp được. Giữ gìn được năm giới chính là dang đem lại lợi ích cho chính mình và cho mọi người, đem lại trật tự an vui cho gia đình, hòa bình cho quốc gia và xã hội. Ngũ giới cũng chính là nền tảng chắc thật để tạo nên hạnh phúc cho cá nhân và đoàn thể.

Đức Phật chế ra những giới điều này không phải là để áp đặt hay bắt buộc chúng ta phải tuân theo một cách triệt để và miễn cưỡng mà ở đây, đức Phật chỉ đưa ra cho chúng ta thấy vì sao chúng ta phải giữ gìn ngũ Giới, những lợi ích trong việc giữ gìn ngũ Giới cũng như nêu ra những quả báo như thế nào nếu chúng ta không giữ giới. Đạo Phật không phải là đạo chỉ biết bắt người khác làm theo giáo lý của mình mà không cần biết người ta có muốn hay không, có tin hay không. Sự giữ giới hay không giữ giới hoàn toàn là xuất phát từ sự nhận thức và sự phát tâm tự nguyện của mỗi người. Bởi nếu chúng ta làm được thì lợi ích thuộc về chính chúng ta chứ không phải thược về ai khác. Đức Phật – Ngài đã từng nói: “Ta cũng như vị lương y biết bịnh mách thuốc, uống hay không uống chẳng phải lỗi của y sư; lại cũng như kẻ hướng đạo giỏi, chỉ người đường tốt, nghe mà không đi chẳng phải lỗi tại người chỉ đường”[5].

Kinh Diễn Đạo Tục Nghiệp nói: “Cư sĩ lại hỏi: “Người mới học đạo, đầu tiên nhờ chí gì?”. Đức Phật dạy: “Trước tập Năm giới và Ba tự quy. Sao gọi là Năm giới? Một là tâm từ, nghĩ về điều nhân thì không sát hại; hai là thanh liêm, kiệm ước, không trộm cắp; ba là trinh lương, trong sạch không nhiễm ( không dâm ); bốn là hết lòng tin tưởng, tính hòa không dối ( không nói dối ); năm là cần sự thong đạt, chí sáng không loạn ( không uống rượu ).”[6].

Vậy Năm giới đó là: Không sát sinh, Không trộm cắp, Không tà dâm, Không nói dối và Không uống rượu.

Thói quen này vô tình làm tăng tính con và giảm tính người trong nhân cách cũng như đạo đức con người.

Thói quen này vô tình làm tăng tính con và giảm tính người trong nhân cách cũng như đạo đức con người.

2.1. Giới không sát sinh

Không sát sinh chính là không giết hại mạng sống của con người cho đến cả những loài súc sinh hay côn trùng nhỏ bé. Chúng ta ai ai cũng tự biết quý thân mạng cũng như mạng sống của chính mình, không muốn bị ai làm tổn hại đến thân thể dù chỉ là ngón tay, sợi long, sợi tóc của mình. Trong bài kệ của Kinh Thọ Mười Thiện Giới, đức Thế Tôn dạy:

“Phật bảo Xá Lợi Phất

Nay ông nên biết rằng

Tất cả các chúng sinh

Đều yêu thương thân mạng

Cho nên phải làm phước

Thương khắp các chúng sinh

Xem họ như mắt mình

Gọi là không sát sinh

Phụng giữ giới không giết

Chắc thành đạo giác ngộ”[7]

Vậy không có lý do gì để chúng ta có quyền tước đi sinh mạng của kẻ khác để bảo vệ cũng như cung cấp sự sống cho chính chúng ta. Trên lẽ công bằng đạo đức của con người không cho phép ta làm điều đó.

“Ai cũng run sợ trước gậy gộc.

Tất cả đều sợ chết.

Hãy lấy ta suy ra người.

Không nên giết cũng không xúi giết”[8].

Như trong cuốn sách Ngũ giới – nền tảng đạo đức con người, tác giả Quảng Huyền có nhận định: “Thói quen này vô tình làm tăng tính con và giảm tính người trong nhân cách cũng như đạo đức con người.”[9]. Có ba hình thức mà con người thường gây ra tội sát sinh. Dù hình thức có khác nhưng quả thọ báo đều như nhau. Đó là, tự tay mình giết hại, tự tạo hành động sát sinh do chính nơi bản thân mình; mình xúi người khác giết hại; tự mình cảm thấy vui và tùy thuận theo khi thấy người khác thực hiện hành động giết hại. Cho nên đức Thế Tôn đã thuyết trong Kinh Lăng Già như sau: “Người thường sinh tâm sát hại, càng tăng trưởng nghiệp khổ, mãi xoay vần trong sinh tử, không có ngày ra khỏi.”

Chúng ta không sát sinh, chúng ta bảo vệ thân mạng cho kẻ khác thì cũng sẽ có dị nhân hộ trì cho thân mạng của ta theo quy luật nhân quả vậy. Trong Kinh Thập Thiện, đức Phật dạy về công đức xa lìa nghiệp sát như sau:

“Long Vương! Nếu xa lìa sát sinh thời được thành tựu mười pháp không còn bức não. Những gì là mười?

1. Đối với chúng sinh cùng khắp bố thí đức vô úy

2. Thường khởi lòng đại từ đối với các chúng sinh

3. Dứt sạch tất cả tập khí giận hờn

4. Thân thường không bệnh

5. Mệnh sống lâu dài

6. Thường được phi nhân (quỷ thần) ủng hộ

7. Thường không ác mộng, thức ngủ an vui

8. Diệt trừ oán nghiệp, oán thù tự giải

9. Không sợ sa đường dữ10. Khi chết sinh lên cõi trời.”[10]

Người Phật tử muốn tránh nghiệp báo oán thù thì cần phải nghiêm túc giữ gìn giới Không trộm cắp để tạo sự an lạc cho chính mình và cho mọi người. Hơn thế nữa đó là giữ giới không trộm cắp sẽ được mười công đức .

Người Phật tử muốn tránh nghiệp báo oán thù thì cần phải nghiêm túc giữ gìn giới Không trộm cắp để tạo sự an lạc cho chính mình và cho mọi người. Hơn thế nữa đó là giữ giới không trộm cắp sẽ được mười công đức .

Thiết nghĩ rằng, nếu tất cả mọi người ai ai cũng giữ gìn được giới thứ nhất này thì chiến tranh sẽ không có, mà các nghiệp sinh tử luân hồi cũng không còn tồn tại. Cho nên Tổ xưa có dạy:

“Nhất thiết chúng sinh vô sát nghiệp,

Thập phương hà xứ động đao binh,

Gia gia, hô hộ đồng tu thiện,

Thiên hạ hà sầu bất thái bình.”

Nghĩa là:

Hết thảy chúng sinh không nghiệp giết,

Mười phương nào có nổi đao binh,

Mỗi nhà, mỗi chốn đều tu thiện,

Lo gì thiên hạ chẳng thái bình.

2.2. Giới không trộm cắp

Không trộm cắp là không được lấy những tài vật của người khác mà không có sự ưng thuận của họ. Những vật quý giá như nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, tiền bạc, ngọc ngà, châu báu… cho đến vật nhỏ như cây kim, ngọn cỏ người ta không cho thì không được lấy. Hay nói ngắn gọn: “Hễ là vật có chủ, không cho mà lấy thì gọi là trộm cắp.” Kệ  của Luận Đại Trí Độ có viết như sau:

“Tất cả các chúng sinh

Tự sống bằng y thực

Nếu cướp lấy đoạt lấy

Thì cướp đoạt sinh mạng”[11]

Bởi vì sao? Vì y phục, vật thực hay tất cả tài sản chính là những thứ thiết yếu để cung cấp cho đời sống của con người cho nên nếu chúng ta trộm cắp những thứ đó thì cũng chính là đoạt lấy sinh mạng của người ta vậy. Trộm cắp có nhiều hình thức khác nhau. Hoặc tự mình trộm, hoặc tự mình xúi người khác trộm, hoặc thấy người khác trộm thì sinh tâm tùy hỷ, cho đến việc trốn thuế, lợi dụng lúc người khác nghèo khó cho vay nặng lãi, hay đi xe qua đò mà không trả tiền phí vận chuyển, bóc lột sức lao động của người… tất cả đều được quy vào tội ăn trộm.

Không trộm cắp chính là một đức tính thật thà. Không trộm cắp cũng có nghĩa là không có hành vi gian lận, không tham lam ích kỷ. Người không trộm cắp hơn ai hết là người biết tôn trọng quyền sở hữu của mình và của tha nhân. Người không trộm cắp là một con người có nhân phẩm tốt rất đáng được người khác trân trọng. Họ sẽ luôn liêm chính trong mọi trường hợp mặc dù có khó khăn đến đâu họ cũng sẽ không để cho danh lợi làm hoen ố phẩm chất của họ. Việc trộm cắp sẽ không thể xảy ra nếu tâm tham của mình không khởi, mà tâm tham chỉ không khởi lên khi mà trong bản thân mỗi người còn tồn tại hai chữ “tàm” và “quý” và hơn hết là đức tính biết thiểu dục tri túc.

Vọng ngữ nghĩa là nói không đúng sự thật nhằm mưu cầu lợi mình hại người. Nói sai sự thật có bốn cách: nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác. Người có tâm nói dối thì lời nói và hành động của họ trước sau bất nhất.

Vọng ngữ nghĩa là nói không đúng sự thật nhằm mưu cầu lợi mình hại người. Nói sai sự thật có bốn cách: nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác. Người có tâm nói dối thì lời nói và hành động của họ trước sau bất nhất.

Thế nên, người Phật tử muốn tránh nghiệp báo oán thù thì cần phải nghiêm túc giữ gìn giới Không trộm cắp để tạo sự an lạc cho chính mình và cho mọi người. Hơn thế nữa đó là giữ giới không trộm cắp sẽ được mười công đức như trong Kinh Thập Thiện, Đức Phật có dạy:

“Lại nữa Long Vương! Nếu xa lìa trộm cắp thời được mười pháp bảo tín. Những gì là mười?

1. Giàu có của cải

2. Nhiều người thương mến

3. Người không phụ gạt

4. Mười phương khen ngợi

5. Không lo tổn hại

6. Tiếng tốt đồn khắp

7. Ở trong đại chúng không hề sợ hãi

8. Của cải, tính mạng, hình sắc, sức lực an vui, biện tài đầy đủ không thiếu

9. Thường sẵn lòng từ bi10. Mạng chết sinh lên cõi trời.”[12]

Ngoài việc đức Phật khuyên dạy chúng ta nên giữ giới không trộm cắp, bên cạnh đó Ngài còn khuyên dạy chúng ta phải biết bố thí cúng dường để vun trồng thêm phước đức và tăng trưởng phước điền.

2.3. Giới không tà dâm

Trong Luật có viết như sau: “Nhị thân giao hội, viết dâm… trừ tự thê thiếp, xâm phạm ngoại sắc, danh viết tà dâm.”[13] Nghĩa là “Hai thân giao hội gọi rằng: dâm… trừ vợ hầu mình, xâm phạm sắc ngoài , thì gọi là tà dâm.”

Tà dâm tức nói sự dâm dục phi pháp. Luật dạy: “Người xuất gia ly dục phải dứt hẳn dâm dục, vì nó là nguồn gốc của sinh tử luân hồi. Đối với người tại gia thì không được tà dục. Nếu vợ chồng cưới hỏi đàng hoàng gọi là Chính. Ngoài ra, lén lút làm việc phi pháp gọi là Tà.”

“Dâm gọi đủ là dâm dục, là say mê sắc dục, tham đắm sắc dục, giữa nam nữ có tâm ái nhiễm mê đắm lẫn nhau, do sự ham muốn ái nhiễm vô chừng rồi đưa đến những hành động dâm dật, tà dâm, hoang dâm, từ đó phát sinh ra nhiều tội lỗi. Trong đạo Phật, dâm dục là hạnh bất tịnh. Vì ái dục làm nội tâm ô nhiễm và đưa đến hành động phi pháp nên gọi là hạnh bất tịnh. Sống theo giới pháp Phật dạy gọi là phạm hạnh, khi tâm bị ô nhiễm và hành động bất chính gọi là phi phạm hạnh.”[14]

Trong Kinh Đức Phật có dạy rằng: “Căn bản sinh tử, dục vi đệ nhất”, nghĩa là, nguồn gốc của sinh tử chính là ái dục. Ái dục ở đây đức Phật muốn nói đến chính là ham mê sắc dục. Sắc dục có một sự lôi cuốn rất mạnh mẽ đối với con người. Nhiều nhà đạo đức cũng như tâm lý học thường nhắc nhở rằng con người phải biết tiết độ sắc dục để bảo trọng sức khỏe. Sắc dục chính là hành vi đưa đến tà dâm, dẫn con người quanh quẩn mãi trong vòng sinh tử luân hồi đau khổ.

Việc giữ giới không tà dâm này trước hết sẽ tránh được những tai hại đã nêu trên. Thứ nữa là trong Kinh Thập Thiện, đức Phật nói về công đức xa lìa tà hạnh như sau:

“Lại nữa Long Vương! Nếu xa lìa tà hạnh thì được bốn pháp kẻ trí ngợi khen. Những gì là bốn?

1. Pháp căn điều thuận

2. Xa lìa rộn ràng

3. Được đời khen ngợi

4. Vợ (hay chồng) không ai xâm phạm.”[15]

Đồng thời đức Phật cũng tán than hạnh không tà hạnh: “Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã thực hành rồi, thực hành nhiều rồi, hưởng phước trong loài Người, hưởng phước trên Trời, chúng được Niết-bàn, như là Không tà dâm, thân thể thơm sạch cũng không có ý tưởng tà dâm.”[16]

Trong một xã hội hay trong một đoàn thể nếu ai ai cũng giữ được cho mình đức tính không tà hạnh thì lo gì xã hội đó, đoàn thể đó không trong sạch vững mạnh, con người ở trong đó sẽ đối đãi với nhau bằng tình yêu thương thật sự, không còn đem tâm quấy phá đến hạnh phúc của kẻ khác.

Nếu trong đời sống này mọi người đều đối nhân xử thế với nhau bằng lòng chân thật thì không lí do gì để xã hội này ngày một tốt đẹp hơn…

Nếu trong đời sống này mọi người đều đối nhân xử thế với nhau bằng lòng chân thật thì không lí do gì để xã hội này ngày một tốt đẹp hơn…

2.4. Giới không vọng ngữ

 

Vọng ngữ nghĩa là nói không đúng sự thật nhằm mưu cầu lợi mình hại người. Nói sai sự thật có bốn cách: nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác. Người có tâm nói dối thì lời nói và hành động của họ trước sau bất nhất.

a/ Nói dối: Nói dối hay nói láo là chuyện có nói không, chuyện không nói có, chuyện đúng nói sai, chuyện sai nói đúng, việc nghe nói không nghe, việc không nghe nói nghe, làm nói không làm, không làm nói làm, biết nói không biết, không biết nói biết… hoặc khi thương thì lời ngon lời ngọt, khi ghét thì chua chat khó nghe… Trường hợp nói dối vì để đem lại lợi ích và bảo vệ cho người khác và xuất phát từ nơi lòng từ bi của mình với mục đích chân chính thì có thể tha thứ được.

b/ Nói lời thêu dệt: Là lời nói được thêm thắt vào so với sự thật khiến cho người nghe tức giận hoài nghi kẻ khác. Chuyện xảy ra không có gì đáng nói, nhưng vì tâm hiềm hận ta lại đem tâm nói thêu dệt thành chuyện lớn để cho giữa người với người ghét nhau, oán nhau, hận nhau…

c/ Nói lưỡi hai chiều: Là đến với bên này nói xấu bên kia, khi đến bên kia lại nói xấu bên này xúi giục hai bên kình chống nhau, hiểu lầm nhau, khiến cho an hem, chị em, bạn bè chia lìa nhau mang lại những tổn thương to lớn cho nhau.

d/ Nói lời hung ác: Là những lời nói thô tục, cộc cằn, khó nghe dùng để mắng chửi, sỉ nhục người làm cho người đau khổ, buồn tủi.

Đức Phật, Ngài chế ra giới không nói dối này là Ngài dạy chúng ta không tạo nghiệp nơi miệng là muốn hướng chúng ta đi đúng với đạo đức, với nhân cách của một con người. Ngài thấy rõ những nghiệp báo do miệng gây ra nên với tâm từ bi Ngài hết lòng răn dạy cũng như khuyên nhủ chúng sinh trong đó có cả đệ tử xuất gia lẫn tại gia. Và người thực hành hạnh không nói dối được đức Phật tán thán như sau:

“Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã thực hành, thực hành nhiều rồi, hưởng phước trong loài Người, hưởng phước trên Trời, chứng được Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Đó là không nói dối. Các Tỳ kheo, người không vọng ngữ hơi miệng thơm tho, tiếng tăm vang xa. Thế nên các Tỳ kheo, nên hành không vọng ngữ. Như vậy, này các Tỳ kheo, nên học điều này.”[17]

Không nói dối còn mang lại nhiều quả báo thù thắng sau đây. Trong Kinh Thập Thiện, đức Phật dạy:

“Lại nữa long Vương! Nếu xa lìa vọng ngữ thì được tám pháp trời khen ngợi. Những gì là tám?

1. Miệng thường thanh tịnh thơm mùi hoa Ưu-bát

2. Được người đời tín phục

3. Mở lời thành chứng, nhân thiên kính mến

4. Thường đem lời êm dịu an ủi chúng sinh

5. Được ý vui thù thắng, ba nghiệp thanh tịnh

6. Nói không sai lầm, lòng thường hoan hỷ

7. Mở lời tôn trọng, nhân thiên vâng làm

8. Trí huệ thù thắng, không ai chế phục.”[18]

“Lại nữa Long Vương! Nếu xa lìa nghiệp hai lưỡi, thì được năm pháp không thể phá hoại. Những gì là năm?

1. Được thân bất hoại, không ai hại được

2. Được bà con bất hoại, không ai phá hại

3. Được lòng tin bất hoại, thuận theo bản nghiệp

4. Được pháp hạnh bất hoại, chỗ tu kiên cố

5. Được thiện tri thức bất hoại, không dối lừa nhau.

Nếu ai hồi hướng về đạo Vô thượng Chính dẳng Chính giác, sau khi thành Phật, được quyến thuộc chân chính, các ma ngoại đạo không thể phá hoại.

Lại nữa Long Vương! Nếu xa lìa ác khẩu được thành tựu tám món tịnh nghiệp. Những gì là tám?

1. Lời nói không trái pháp độ

2. Lời nói có ích lợi

3. Lời nói quyết hợp lý

4. Lời nói đẹp đẽ

5. Lời nói thừa lãnh được

6. Lời nói được tin dùng

7. Lời nói không thể chê

8. Lời nói được ưa thích

Ấy là tám món tịnh nghiệp. Nếu ai hồi hướng về đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, đầy đủ phạm âm thanh tướng của Như Lai.

Lại nữa Long Vương! Nếu xa lìa ỷ ngữ thì thành tựu được ba món quyết định. Những gì là ba?

1. Quyết định được người trí ưa thích

2. Quyết định có thể dùng trí như thật đáp các lời nói

3. Quyết định có oai đức tối thắng đối với nhân thiên không hư vọng

Ấy là ba món quyết định. Nếu đem hồi hướng về đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, được Như Lai thọ ký chẳng có luống dối.”[19]

Nếu trong đời sống này mọi người đều đối nhân xử thế với nhau bằng lòng chân thật thì không lí do gì để xã hội này ngày một tốt đẹp hơn…

2.5. Giới không uống rượu

Giới này đức Phật ngăn cấm người Phật tử không được uống rượu vì rượu chính là nguyên nhân gây ra các tội lỗi. Rượu làm mất đi chính nhân quân tử, làm mất giống trí tuệ, phá nhà phá đạo cũng từ rượu mà ra. Trong Kinh Tát-giá Ni-kiền-tử nói rằng:

“Rượu là gốc phóng dật

Không uống ngăn đường ác

Thà bỏ trăm ngàn thân

Không hủy phạm giáo pháp

Thà khiến thân khô khốc

Trọn không uống rượu này

Giả sử hủy giới tội

Mạng sống đủ trăm năm

Không bằng hộ giới cấm

Tức thời thân tiêu diệt.”[20]

Ngũ giới chính là nền tảng căn bản cho người xuất gia học đạo. Người xuất gia dù cho hình thức tu hành có khác, nhưng vẫn phải giữ gìn năm giới dù người xuất gia về sau còn phải giữ nhiều giới điều khác nữa.

Ngũ giới chính là nền tảng căn bản cho người xuất gia học đạo. Người xuất gia dù cho hình thức tu hành có khác, nhưng vẫn phải giữ gìn năm giới dù người xuất gia về sau còn phải giữ nhiều giới điều khác nữa.

Lợi ích của việc giữ gìn ngũ giới

Cho nên đức Phật chế ra giới thứ năm cấm người Phật tử không được uống rượu cho đến một giọt cũng không được nếm vào môi. Không những mình không được uống mà còn không được tùy hỷ khi thấy người khác uống và chính chúng ta cũng không nên làm cái việc là sản xuất ra các thứ rượu làm người mất hết lý trí trở thành kẻ điên người loạn đó.

Thật ra, nếu xét đúng thì rượu không có tội, bởi trong nhiều trường hợp chính rượu là những vị lương dược giúp người trị bệnh, trị vết thương. Nhưng nói uống rượu là tội lỗi là nói đến phương diện khác. Trong những trường hợp con người lạm dụng quá vào thức uống làm say người này rồi dẫn đến say xỉn làm mất lý trí gây ra những tội ác mà nếu là một người tỉnh táo sẽ khó có thể xảy ra.

Đức Phật cũng có lần dạy khéo cho chúng đệ tử về giới uống rượu này trong Kinh A Hàm:

“Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã thực hành, thực hành nhiều rồi chịu tội súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. Nếu sinh trong loài Người thì cuồng, ngu si, hoặc, chẳng biết chân ngụy như là uống rượu. Này các Tỳ kheo, nếu có người tâm thích uống rượu, chỗ sinh ra không có trí tuệ, thường chịu ngu si. Như thế, này các Tỳ kheo, cẩn thận chớ uống rượu. Như thế, này các Tỳ kheo, nên học điều này.”[21]

Từ những tác hại do rượu gây nên đức Phật đã chế ra giới Không uống rượu vì muốn dứt các nguồn ác và ngăn ngừa nguồn ác vì tội sinh ra nguyên nhân từ rượu không ít, cấm rượu thì liền dứt các tội ác khác. Mặt khác nhằm mang lại những lợi ích lớn lao cho những ai giữ được nó. Không uống rượu giúp chúng ta sống tỉnh táo, không khởi tham sân si nguồn gốc các tội, góp phần tạo nên một xã hội lành mạnh có văn hóa. Sau đây là lợi ích của việc không uống rượu được đức Phật dạy trong Kinh:

“Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào hơn pháp này, đã thực hành, thực hành nhiều rồi, hưởng phước trong loài Người, hưởng phước trên Trời, chứng được Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Đó là không uống rượu. Này các Tỳ kheo, nếu có người chẳng uống rượu sinh ra thường thông minh không ngu dốt, biết rộng nhớ nhiều, ý không nhầm lẫn. Như thế, này các Tỳ kheo, nên học điều này!”[22]

Lợi ích của việc giữ Năm giới

Phật tử tại gia có thể nhận năm giới hoặc tuỳ theo hoàn cảnh từ một, hai, ba… giới một cách tự nguyện mà không có sự ép buộc nào. Giữ  giới có những lợi ích như sau:

– Nếu người Phật tử không giết hại, thì đời sau cũng không bị người giết, lòng thanh thản nhẹ nhàng không lo âu sợ hãi do thù hận tạo nên. Một trong những điều kiện sống an lành là không có kẻ thù nghịch.

– Giữ giới không trộm cướp bản thân ta không bị tù tội, đến đâu làm việc gì cũng được mọi người qúi mến tin cậy, không sợ ai theo dõi, không lo âu sợ hãi thì cuộc sống mới vui tươi.

– Giữ giới không tà dâm mỗi người chúng ta không lo âu sầu muộn khi vợ, chồng không thuỷ chung, không đứng núi nầy trông núi nọ, chung lo xây dựng gia đình thì đó chính là một gia đình hạnh phúc đầm ấm.

– Giữ giới không nói dối là nhằm giúp cho ta rèn luyện đức tính chân thật ở đâu cũng được tín nhiệm, không bị người khác nghi ngờ. Sự thành công trên đường mưu sinh lập nghiệp ai cũng muốn được tín nhiệm, đây là yếu tố thành công trên đường đời.

– Giữ giới không uống rượu và các chất gây nghiện khác là giữ gìn phẩm giá của chính bản thân mình và đem lại hạnh phúc cho gia đình, đồng thời rượu là yếu tố theo y học nó là nhân sinh ra các bệnh tim mạch, gan mạch máu không co giản được, dễ bị chứng lưu huyết, thần kinh ở nảo cũng bị ảnh hưởng làm giảm trí nhớ.

III. Kết luận

Cả năm giới vừa trình bày ở trên tuy có hình thức và nội dung khác nhau nhưng đều cùng một mục đích chung là ngăn ngừa tội lỗi, gìn giữ và phát huy thiện căn để làm thềm thang cho bước đường tu học tìm cầu giải thoát. Trên đây là nói về Ngũ giới của người tại gia, nhưng đây cũng chính là nền tảng căn bản cho người xuất gia học đạo. Người xuất gia dù cho hình thức tu hành có khác, nhưng vẫn phải giữ gìn năm giới vì dù cho người xuất gia về sau còn phải giữ nhiều giới điều khác nữa như 10 giới của Sa di, Sa di ni, 250 giới của Tỳ kheo, 348 giới của Tỳ kheo ni… nhưng cũng không ra ngoài năm giới căn bản trên. Cho nên giữ được năm giới đầu tiên là đã tạo cho mình được một sức mạnh, một động lực vững chắc, như một ngôi nhà được xây dựng trên một nền móng chắc chắn. Chỉ có khác là người xuất gia giữ giới không sát sinh là giữ một cách tuyệt đối, không những không được sát hại chúng sinh mà còn không được ăn thịt chúng sinh

Tựu trung, dù xuất gia hay tại gia mà giữ được năm giới này đều là điều đáng được người đời cũng như xã hội tán dương. Người giữ giới chính là đã trang điểm cho mình những tràng hoa anh lạc thơm ngát mà không cần phải dùng đến bất cứ thứ trang sức nào khác nữa để làm cho mình đẹp hơn, trang nghiêm hơn. Năm giới như là vị thầy tốt dạy cho ta đạo đức làm người, chỉ bày cho ta phương pháp nuôi dưỡng lòng từ bi, cách đối nhân xử thế, giúp ta phòng ngừa được những quả báo oán thù, giúp ta có đủ tự tin để làm một con người tốt có đầy đủ nhân cách sống đáng với bốn chữ “đạo đức con người”. Mong rằng trong cuộc đời này ai ai cũng hiểu được điều đó để sống đúng hơn, tốt hơn và đẹp hơn để có một xã hội lành mạnh và an toàn trong mọi hoàn cảnh.

CHÚ THÍCH

[1] HT.Thánh Nghiêm-Thích nữ Tuệ Đăng dịch, Cương yếu giới luật, tr.6, Nxb Phương Đông, 2007.

[2] HT.Thánh Nghiêm-Thích nữ Tuệ Đăng dịch, Cương yếu giới luật, tr.6, Nxb Phương Đông, 2007.

[3] Từ điển của RhysDavids cắt nghĩa Giới (Silà) có gốc từ ngữ căn Sifl. Ngữ căn Sifl có hai nghĩa: Upadharana (luân lý và đạo đức của Phật giáo, cách cư xử, tư cách đạo đức.

[4] HT.Thánh Nghiêm-Thích nữ Tuệ Đăng dịch, Cương yếu giới luật, tr 6, Nxb.Phương Đông, 2007.

[5] HT. Thích Hoàn Quan, Phật Tổ Ngũ Kinh, Kinh Di Giáo, NXB. Tôn Giáo, 2005, tr.370

[6] Thích Nhựt Chiếu biên dịch, Giới Luật Thiết Yếu Hội Tập 6, Tổng Tập Giới Pháp Tại Gia, NXB. Tôn Giáo, 2012, tr.243

[7] Sđd, Thích Nhựt Chiếu, tr.268- 269

[8] Phạm Kinh Thánh (d), Dhp, câu 129.

[9] Quảng Huyền – Kim Chi, Ngũ Giới – Nền Tảng Đạo Đức Con Người, NXB. Phương Đông, 2011,tr.17

[10] Giáo sư Thích Hoàn Quan, Kinh Thập Thiện Giải Thích, Chùa Khánh Vân, Hoa Đạo xuất bản, 1971, tr. 42- 43.

[11] Csđd, Thích Nhựt Chiếu, tr. 271.

[12] Sđd, Thích Hoàn Quan, tr.67- 68

[13] Sđd, Thích Hành Trụ, tr.70.

[14] Thích Nhựt Chiếu biên dịch, Giới Luật Thiết Yếu Hội Tập 4, Chú Giải Giới Bổn Bồ Tát Trong Kinh Phạm Võng, NXB. Tôn Giáo, 2010, tr.104

[15] Csđd, Thích Hoàn Quan, tr. 71

[16] Csđd, Thích Nhựt Chiếu, tr.94

[17] Csđd, Thích Nhựt Chiếu, tr. 95

[18] Csđd, Giáo sư Thích Hoàn Quan, tr.74- 75

[19] Csđd, Giáo sư Thích Hoàn Quan, tr.78, 81, 84

[20] Csđd, Thích Nhựt Chiếu, tr. 280-281

[21] Csđd, Thích Nhựt Chiếu, tr. 95-96

[22] Csđd, Thích Nhựt Chiếu, tr.96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại sư Tĩnh Am, Văn Khuyến Phát Tâm Bồ Đề, Tâm Nguyên dịch, Thành Phố Huế, NXB. Thuận Hóa, 1996.

2. HT. Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ II, Thành Phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành, 1992.

3. HT. Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng Chi Bộ I, Thành Phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành, 1996.

4. Tỳ Kheo Thích Minh Châu dịch, Kinh Pháp Cú, Thành Phố Hồ Chí Minh, Thiền Viện Vạn Hạnh ấn hành, 1996.

5. Quảng Huyền – Kim Chi, Ngũ Giới- Nền Tảng Đạo Đức Con Người, Thành Phố Hồ Chí Minh, NXB. Phương Đông, 2011.

6. Thích Nhựt Chiếu, Giới Luật Thiết Yếu Hội Tập 4, Chú Giải Giới Bổn Bồ Tát Trong Kinh Phạm Võng, Hà Nội, NXB. Tôn Giáo, 2010.

7. Thích Nhựt Chiếu, Giới Luật Thiết Yếu Hội Tập 6, Tổng Tập Giới Pháp Tại Gia, Hà Nội, NXB. Tôn Giáo, 2012.

8. HT. Thích Thiện Hoa, Bổn Phận Người Phật Tử Tại Gia, NXB. Tôn Giáo, 2006.

9. Thích Thông Lạc, Đạo Đức Làm Người, tập II, Hà Nội, NXB. Tôn Giáo, 2006.

10. HT. Thích Hoàn Quan, Phật Tổ Ngũ Kinh, Hà Nội, NXB. Tôn Giáo, 2005.

11. Giáo sư Thích Hoàn Quan, Kinh Thập Thiện Giải Thích, Chùa Khánh Vân- Hoa Đạo xuất bản, 1971.

12. HT. Thích Trí Quang, Luật Tiểu, Hà Nội, NXB. Tôn Giáo, 2009.

13. HT. Thích Thanh Từ, Bước Đầu Học Phật, Hà Nội, NXB. Tôn Giáo, 2002.

14. HT. Thích Hành Trụ, Sa Di Luật Giải, Thành Phố Huế, NXB. Thuận Hóa, Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1994.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *