Tiết Thanh Minh là một ngày lễ Tết thể hiện “Đạo lý uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Vậy Tiết Thanh Minh 2022 là ngày nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
Tết thanh minh còn được biết đến là ngày tảo mộ nhằm thể hiện lòng thành kính của người còn sống đối với người đã khuất. Vào tiết Thanh minh người dân có tập tục đi tảo mộ (cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ) để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất. Tết Thanh minh là ngày nào, rơi vào thứ mấy là vấn đề nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số thông tin về Tết Thanh minh có thể bạn chưa biết.
1. Tiết Thanh Minh là gì?
Theo cách tính lịch của người Việt cổ, thì một năm sẽ có 24 tiết khí, mỗi tiết khí ứng với một kiểu thời tiết cụ thể và trùng khớp với bốn mùa trong năm. Những tiết khí này được dùng để tính toán thời điểm gieo trồng ngũ cốc nhằm chọn ra thời điểm điều kiện thời tiết là thuận lợi nhất.
Trong đó, Tiết Thanh Minh mang ý nghĩa là sự trong xanh, tươi sáng. Đây chính là thời điểm trong lành nhất trong năm nên rất phù hợp với việc thực hiện những nghi lễ quan trọng.
Ở Việt Nam, thì Tiết Thanh Minh ứng với thời gian thực hiện nghi lễ Tảo Mộ. Tức là sửa sang lại mộ phần của gia tiên cho khang trang, sạch sẽ và làm lễ cúng gia tiên.
2. Tiết Thanh Minh 2022 là ngày nào?
Theo quy ước của ông bà xưa, ngày tết thanh minh diễn ra từ ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm.
Tết thanh minh lấy thời điểm giữa mùa xuân để làm mốc bắt đầu. Trong năm 2022, Tết thanh minh sẽ bắt đầu từ ngày 5.3 – 20.3 âm lịch, nhằm vào ngày 5.4 – 20.4.2022 dương lịch.
Trong ngày này, con cháu cùng hướng về tổ tiên, cội nguồn bằng cách tảo mộ, dọn dẹp ngôi mộ của người đã khuất. Lưu ý: trước khi tiến hành tảo mộ, gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ vật gồm đèn, nhang, hoa quả dâng lên người khuất. Mong tổ tiên nhận và phù hộ con cháu luôn khỏe mạnh, bình an và phát tài phát lộc.
Đặc biệt những gia đình mới tu sửa phần mộ tổ tiên chỉ nên thực hiện trong những ngày thanh minh này. Tránh phạm vào đại kỵ trong tâm linh thờ cúng, cõi âm.
3. Ý nghĩa Tết thanh minh
Tuy tết thanh minh không phải là ngày lễ lớn trong năm nhưng nó lại mang đậm nét văn hóa của người Việt. Đây là phong tục truyền thống gắn liền với cuộc sống và đạo đức của con người Việt Nam.
Theo phong thủy tâm linh, ngày thanh minh là ngày con cháu làm tròn đạo hiếu với gia tiên. Ngày tưởng nhớ công lao các bậc sinh thành đã hi sinh và duy trì thế hệ con cháu mai sau. Trong ngày thanh minh, mọi người thường chuẩn bị lễ vật tươm tất như đèn, nhang, hoa quả để dâng lên gia tiên.
Tất cả lễ vật được bày trí trước phần bia mộ người mất, cùng lời khấn vái mong tổ tiên phù hộ con cháu được bình an và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Lễ cúng vái này được nhiều người gọi là tảo mộ. Sau khi cúng vái, tàn nhang con cháu cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ xung quanh ngôi mộ tổ tiên đã khuất.
Tảo mộ trong tết thanh minh giúp con cháu nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Là ngày để các thế hệ con cháu sum vầy bên nhau, cùng nhau báo hiếu các bậc sinh thành đã khuất.
Lưu ý: Đặc biệt trong năm, những gia đình muốn khai quật hay xây dựng mồ mã chỉ đợi đến ngày thanh minh mới được phép động thổ. Điều này là nguyên tắc được ông bà xưa ta quy ước, tránh gặp phải tai ương, xui xẻo mang lại cho con cháu phần mộ động thổ.
4. Tiết Thanh Minh cúng gì?
Đối với vấn đề cúng Thanh Minh gồm có hai phần việc đó là cúng gia tiên tại gia và cúng ngoài mộ phần. Vì vậy việc chuẩn bị sắm lễ cúng Tết Thanh Minh đầy đủ nhất cũng cần nhớ có 2 loại thế. Trong đó, lễ cúng Tết Thanh Minh ngoài mộ còn có thêm phần lễ cúng thổ công, thổ địa nhỏ.
Sắm đồ lễ cúng Tết Thanh Minh ra mộ
Thông thường việc sắm lễ tiết thanh minh sẽ cần chuẩn bị sớm trước 1 – 2 ngày thường có tục đi tảo mộ, cúng lễ ngoài mộ từ sáng sớm. Trong đó, sắm lễ cúng tiết thanh minh cần chuẩn bị phần lễ như sau:
- Giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy…
- Các loại bánh và quả tươi
- Trầu cau, rượu
- Nước sạch
- Một số món ăn tùy theo điều kiện mỗi nhà nhưng nên là đồ chay
- Một bộ tam sinh: Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Tuy nhiên, hiện nay tùy theo phong tục tập quán của địa phương ở đâu: Cao Bằng hay là Tết Thanh Minh của người Tày, người Nùng, người Kinh, người Hoa, người Việt… và hoàn cảnh gia đình mà có thể chuẩn bị lễ này hay không.
Những đồ lễ này được sắp gọn gàng, chu đáo có đĩa bày và bày trên mặt đất với chiếu, hay tấm lót tại nơi bằng phẳng trước khi thực hiện nghi lễ. Lưu ý phải có lễ cúng dành riêng cho quan thần thổ địa tại nơi an táng với lễ vật: hương nhang, trầu rượu, tiền vàng, quần áo giấy…
Sắm lễ chuẩn bị cúng Tết Thanh Minh tại gia
Tết Thanh Minh nên cúng gì tại nhà sẽ phụ thuộc vào điều kiện của các gia đình mà có thể là mâm cỗ cúng mặn hoặc có thể là hoa quả tươi… bên cạnh các đồ lễ không thể thiếu là vàng hương, trầu cau, nước sạch.
Tùy theo mỗi gia đình, có thể làm mâm cúng Tết Thanh Minh với đầy đủ xôi, gà luộc, hoặc giò, canh măng, miến, thêm đĩa xào… Hoặc đồ cúng Tết Thanh Minh chỉ thắp hương bình thường với hoa quả tươi, trà tàu, thuốc lá… để thông báo với gia tiên đã khuất về ngày Thanh Minh, tưởng nhớ ghi ơn.
Lưu ý: Hoa quả phải tươi, đặc biệt là hoa không nên chọn hoa nhiều màu sắc và nên chọn theo sở thích người mất hoặc mối quan hệ với người khuất. Khi dâng hoa cho người lớn tuổi hơn mà không biết sở thích nên chọn hoa cúc vàng, trắng. Nếu dâng hoa cho người cùng thế hệ ngoài cúc vàng trắng thì có thể chọn hoa loa kèn, cẩm chướng.
https://hoatieu.vn/tiet-thanh-minh-la-ngay-nao-206356