Nguyện mọi người gấp gấp niệm Phật cầu vãng sanh, quyết dự Di Đà nguyện hải, quyết thọ Báo thân chốn Liên Đài… Ai ơi có biết chăng?Di Đà Từ phụ đóNgày đêm tay báu thường duỗi đợiKhắc khắc mắt xanh mãi ngóng chờ!Tha thiết nhớ mong đàn con thơ dại,Lưu lạc mười phương mê muội khổ đau! 

Bởi thế nên,

Đại Nguyện trọng thâm rực sáng nơi Diệu Tâm

Di Đà Thánh Hiệu từ bi xứng Tánh lập.

Tâm Quang hằng khắp, hiển Linh Quang chúng chúng thường thâu nhiếp

Bất động Chân Thế, hiện Kim Thân tiếp dẫn khắp nơi nơi!

Kể từ thân Pháp Tạng Tỳ kheo, trải vô biên A Tăng Kỳ kiếp

Thường thâm tu vô lượng Diệu hạnh, thường thâm nhập Tịnh diệu Trí – Tâm

Xả bỏ vô lượng thân mạng, nhẫn nhức vướt biển nghiệp dàyTâm tâm thẳng tiến Phật đạo, nguyện nguyện hằng giữ không rờiCũng bởi vì,

Một khi công viên quả mãn

Quê nhà Cực Lạc Báo Độ xứng Tánh lập: chúng chúng quy về mà tu họcDi Đà Hồng Danh sự – lý thâm thành tựu: ba căn phổ nhiếp mà vãng sanh!Để giờ đây,

Linh Quang chiếu soi rực rỡ

Lạc Cảnh Liên Trì nổi bật giữa mười phương, Lục Tự diệu thâm siêu việt các Phật hiệu.

Phật – Phật khuyên tu và hộ niệm, Thánh – Thánh chỉ bày và đồng quy.

Ngài vẫn giữ chặt bốn mươi tám nguyện, vẫn thường thị hiện dẫn dắt người

Thiện Đạo hóa thân thuyết “Chuyên tu”, hiện kỳ đặc phút lâm chung (1)

Vĩnh Minh thị hiện trình “Vạn Thiện”, Thiền Tịnh phong ngôn cao vút (2)

Diệu lý Tịnh độ tận hoằng khai thâm nghĩa, tấc lòng rỉ máu tận lực khuyên chúng sanh!

Thập Địa, Đẳng Giác tinh tu quy hướng, Ngũ nghịch, Thập ác tán niệm cũng về!

Chỉ thương thay,

Nhiều chúng sanh biến mê chìm đắm, khó dung hội Diệu Pháp Di Đà!

Ham hư danh “Thiền – Đạo”, phỉ báng Tịnh thành ra hoại lý

Thích luận bừa “Tánh – Tâm”, rời Di Đà chính thực mê lầm!

“Nếu chẳng nguyện sanh Lạc Quốc, dám chắc chẳng thật ngộ Thiền” (3)

Tổ Tổ chỉ thẳng, vạch bày, thương cho chúng sanh mê muội!

Vô Trước, Thế Thân: Bồ Tát Tổ sư Duy Thức xiển dương Tịnh độ (4)

Mã Minh, Long Thọ: Bồ Tát Tổ sư Thiền Tông trực chỉ Tây quy…(5)

Bát Nhã Đa La là Thế Chí hóa thân, Bồ Đề Đạt ma tức Quán Âm thị hiện (6)

Thiên Thai Tông Sơ Tổ Trí Giả hóa thân Thích Ca lập Thập Nghi Luận (7)

Thiền môn trực chỉ Tổ Bá Trượng: Thanh quy khuyên cầu sanh! (8)

Vô số Thiền sư tự tu – dạy chúng, cả tông Tào Động mật hướng Tây Phương! (9)

Hoặc vấn của Thiên Như xóa tan nghi chấp, Trực Chỉ của Diệu Khẩu bao quát thậm thâm! (10)

Văn Thù, Phổ Hiền còn quy hướng; Di Lặc, Thiện Tài còn nguyện sanh. (11)

Thích Ca Từ Phụ dạy bao lần, mười phương chư Phật cùng tán thán! (12)

Hiềm cho,

Pháp này quá thẳng tắt, quá viên dung, quá thậm thâm, quá thù thắng!

Nên,

“Nan tín chi pháp” nên kẻ thiếu thiện căn phước duyên khó được gặp, tin, tu (13)

Di Đà, Cực Lạc dễ mà sâu nhưng kẻ cuồng trí vô phương thâm nhập! (14)

Hỡi ôi!

Biển nghiệp – thức mênh mang không bờ bến, Phật đạo thâm đường tu quá chông gai!

Lắm kẻ đem Thắng duyên Đại Pháp đổi lấy quả bụng lừa, bụng ngựa, rừng kiếm, vạc dầu

Lắm kẻ tinh tấn tu một phen sai lạc ôm hận ngàn thu!!! (15)

Vậy thì,

Còn chờ gì, đợi gì mà không nguyện sanh An Dưỡng, bẩm thọ Kim Than tự tại thẳng tiến tu?

Còn chờ gì, đợi gì mà không niệm Phật cầu sanh, thuyền từ tận chân vừa bước liền qua biển khổ?

Có nhớ chăng lời Tổ Ấn Quang, tức Thế Chí Bồ Tát thị hiện:

“Bỏ pháp môn niệm Phật, mười phương chúng sanh chẳng thể viên thành Phật đạo

Lìa cửa mầu Tịnh Độ, mười phương chư Phật chẳng thể độ tận chúng sanh!!!”

Một niệm Tín – Nguyện, liền tương ưng Tâm – Nguyện Di Đà

Một niệm Tín – Nguyên, Tánh – Tướng dung đồng về Tịnh cảnh!

Mọi người ơi!

Biển luân hồi vô định, gặp được Di Đà chẳng phải ít nhân duyên

Đường đạo mông lung, biết có Lạc Quốc chẳng phải là may rủi!

Thiện căn nhiều kiếp chín muồi, mới có phần tai nghe Thắng phápHạnh mầu nhiều kiếp huân tu, mới có phần tin nhận Tây Phương!Vậy thì,

Xin đừng phụ ân Phật, Tổ sâu, xin nghiệm kỹ mà cầu sanh Tây Cảnh!

Xin đừng phụ chính bản thân mình, xin suy xét mà sớm niệm Di Đà!

Biển khổ rộng lìa đây làm sao thoát, Tứ trọng ân lìa đây lấy gì đến???

Nguyện rằng,

Công đức hồi hướng khắp chúng chúng, sớm phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh!

Di Đà Linh Quang thường thâu nhiếp, dẫn muôn người thẳng về chốn an lành!

Chúng sanh thấy nghe liền suy nghiệm kỹ, thiện căn phát nhận rõ pháp mầu

Chúng sanh thấy nghe liền vào biển Tịnh, đương lai quyết gặp tại Liên Trì!

Hôm qua vía Phật Di Đà, chúng con phát tâm phóng sanh niệm Phật, gieo nhân sâu cho mình và người nơi Tịnh độ.

Hôm nay sáng sớm thức giấc, thân tâm cảm động, đệ tử dâng vài dòng cúng dường chúng chúng cùng Di Đà Thế Tôn.

Tha thiết thiết tha lần nữa!

Nguyện mọi người gấp gấp niệm Phật cầu vãng sanh, quyết dự Di Đà nguyện hải, quyết thọ Báo thân chốn Liên Đài, đừng phụ lòng cha lành Di Đà mãi duỗi tay, dõi mắt ngóng trông! 

Chú thích

(1)               Thiện Đạo Đại sư, Nhị Tổ Tịnh Độ Tông Trung hoa, là hóa thân của Phật Di Đà, lập ra thuyết “Chuyên tu –  Tạp tu” chỉ ra chỉ có niệm Phật Di Đà, lễ Phật Di Đà,.. là Chánh hạnh cần chuyên tu trì của người tu Tịnh độ, còn tất cả từ tu Thiền, học giáo, … đều là Tạp tu. Nếu dùng Chuyên tu thì dễ vãng sanh, Tạp tu thì khó vãng sanh. Khi lâm chung, Ngài thị hiện sự kỳ đặc, leo lên cây, niệm Phật nhảy xuống, đến khi chạm đất thì toàn thân ngồi thế Kiết Già mà vãng sanh.

(2)               Vĩnh Minh Thiền Sư, một Đại Thiền thứ 6 của Tịnh Độ Tông, là hóa thân Phật Di Đà, từ lập tác phẩm “Vạn Thiện Đồng Quy Tập”, luận giải Lý – Sự, Tánh – Tướng đến độ huyền diệu, xiển dương các pháp lành đồng quy về một biển Thật tướng, trong đó cũng có đặc biệt xiển dương giáo pháp và phá trừ nghi chướng trong Pháp môn Tịnh độ. Ngài cũng là người lập “Thiền Tịnh Tứ Liệu Giảng”, chỉ thẳng đường lối tu hành, lời lẽ chỉ thiết và cực kỳ sâu sắc, là kim chi nam cho mọi người tu hành. Đến tận lúc gần lâm chung mới nương nhân duyên nhờ câu nói của Phật Định Quang mà lộ tung tích Ngài là Phật Di Đà thị hiện, vừa lộ liện thị tịch.

(3)               Lời của Thiên Như Duy Tắc Đại Thiền Sư trong “Tịnh Độ Hoặc Vấn”: “Nếu anh chẳng tin tu Tịnh độ, đó là bởi anh chưa thật sự ngộ Thiền. Nếu thật sự ngộ Thiền, e là tín tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc của anh muôn trâu kéo không lại!” Đây là lời phán định sắc bén ngàn đời soi sáng, mong Thiền giả các phương nghiệm kỹ!!!

(4)               2 vị Bồ Tát là Tổ sư Duy Thức Tông, nhận truyền thừa giáo pháp từ Đức Di Lặc Bồ Tát: Ngài Thế Thân Bồ Tát là em, đã từng lầm tu Tiểu thừa, viết 500 bộ luận Tiểu thừa, sau ngộ Đại thừa, dự tính cắt lưỡi mà chuộc tội ác, song nhờ có anh là Ngài Vô Trước khuyên “Em đã dùng lưỡi này để phỉ báng Đại thừa, nay phải dùng lưỡi này để xiển dương Đại thừa chuộc tội!” nên đã lập tiếp 500 bộ Luận Đại Thừa, người sau xưng tôn là “Thiện Bộ Luận Sư”, người Thầy viết được 1000 bộ Luận. Trong 500 bộ luận đại thừa đó có bộ “Vãng Sanh Tịnh Độ Luận”. khuyên hóa chúng sanh niệm Phật cầu vãng sanh, xiển dương Diệu pháp Tịnh độ, được gộp chung với Tịnh độ Tam Kinh (Kinh Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ) thành “Tịnh Độ Tam Kinh Nhất Luận”, 4 tác phẩm trọng tâm của pháp môn Tịnh độ. Còn Ngài Vô Trước thì nương nhân duyên 2 người em sanh về Đâu Suất Thiên Cung, trong đó có Ngài Sư Tử Giác Bồ Tát bị lạc ra ngoại viện mà đắm nhiễm ngũ dục, nên phát tâm kinh sợ mà chuyển tâm cầu về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà chứ không cầu về Đâu Suất Nội Viện Thiên Cung nữa.

(5)               2 vị Bồ Tát là Tổ sư Thiền Tông Đại Thừa Đốn Giáo tại Ấn Độ: Ngài Mã Minh Bồ Tát lập Luận Đại Thừa Khởi Tín, sau khi xiển dương giáo nghĩa chung của Đại thừa, lại khuyên chúng sanh niệm Phật cầu sanh về cõi nước Cực lạc của Phật A Di Đà để đơn giản và ổn tu hành. Ngài Long Thọ Bồ Tát, Cổ Phật thị hiện, 1 thân làm Tổ 8 tông, lập rất nhiều luận như Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, Trung Luận,… nhưng lại hết lòng xiển dương Pháp môn Tịnh đô, trong các tác phẩm hết lòng cung kính Phật Di Đà và cảnh giới sự tướng cõi Cực Lạc, phát nguyện vãng sanh, còn trong Kinh Lăng Già Tâm Ấn thì Ngài đã được huyền ký là: “Sau xứ Nam Thiên Trúc, có danh đức Tỳ kheo, Tôn hiệu là Long Thọ, Hay phá Hữu – Vô tông, Trong thế gian hiển Ngã, Pháp Vô Thượng Đại Thừa, Chứng Sơ Hoan Hỷ Địa, VÃNG SANH AN LẠC QUỐC”.

(6)               Bát Nhã Đa La: Tổ thứ 27 Thiền Tông Ấn Độ, được Thầy là Tổ thứ 26 xác nhận Ngài chính là nhục thân thị hiện của Đại Thế Chí Bồ Tát, còn Bồ Đề Đạt ma, Tổi thứ 28 Thiền Tông Ấn Độ, cũng là Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa, đệ tử của Tổ thư 27 là Ngài Bát Nhã Đa La nói trên, qua lời của Ngài Chí Công Hòa Thượng mà biết là Hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. 2 Ngài vì huyền cơ mà thị hiện Tổ của Thiền tông, làm thân thầy trò, kỳ thật đều hiện đang ở Thánh Cảnh Tây Phương Cực Lạc, giúp Phật Di Đà tiếp độ chúng sanh vãng sanh vào giáo hóa chúng sanh trong cõi nước đó, trong đó Bồ Tát Đại Thế Chí là người từng thuật trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, chương Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông, là đã từng tu Pháp môn niệm Phất, nhớ Phật mà nhập Tam Muội, thành Chánh Quả.

(7)               Trí Già hay Trí Khải Đại sư, là Sơ Tổ trong Thiên Thai Tông, một trong những tông Thiền mạnh nhất Trung Hoa, là Hóa thân của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, mà khi nhỏ thười ngồi chắp tay về hướng Tây, về sau lại tạo Tịnh Độ Thập Nghi Luận phá trừ cái nghi của hạng tu Thiền nông cạn và chấp trước, hướng dẫn người phát sanh lòng tín chân chánh nơi Pháp môn Thù thắng Tâm diệu Tịnh độ Di Đà, lâm chung Ngài niệm Phật mà vãng sanh.

(8)               Bá Trượng Hoài Hải, Tổ sư Thiền Tông Đốn Ngộ, Tông phong cao vút, Đại Thánh nổi bật, là người lập ra “Bá Trượng Thanh Quy” làm tông chỉ cho mọi Tăng Ni trong các Thiền viện sinh hoạt theo, từ cổ chí kim đều ngưỡng kính và tuân theo, nhưng trong bộ Thanh Quy nổi danh bậc nhất của Ngài, có rất nhiều chỗ quy hướng về Phật A Di Đà và chuyện vãng sanh về Cực Lạc: hễ các vị Tăng hay Trụ trì mà bện, lâm chung, di quan, trà tỳ, nhập tháp,… đều niệm Phật cầu vãng sanh, lời dạy tha thiết chí thành, Do đó, Thiên Như Thiền sư trích lời 1 Đại Tôn Túc nói “lý ra tất cả Thiền nhân trong thiên hạ đều phải tu Tịnh độ, vì đó là điều dạy của Tổ Bá Trượng trong Bá Trượng Thanh Quy”, và Ngài Thiên Như kết luận rằng “chỗ lập pháp của Tổ sư tất có thâm ý!”

(9)               Trong Tịnh Đô Hoặc Vấn, Ngài Thiên Như dẫn những bằng chứng của vô số Thiền sư tự tu và dạy chúng sanh tu trì Pháp môn Tịnh độ, lại khẳng định cả tông Tào Động, một trong 5 tông phái Thiền chính và mạnh nhất, lại toàn bộ đều mật tu Tịnh độ, nên biết Đại Trí Nhân toàn tu Diệu Pháp này!

(10)           Ngài Thiên Như Duy Tắc Thiền Sư lập quyển “ Tịnh Độ Hoặc Vấn”, phá tan nghi chấp của kẻ tu Thiền, quy hội về Tịnh độ; Ngài Diệu Khấu Thiền sư, lập “Trực Chi Niệm Phật luận”, bao quát hết mọi chỗ huyền diệu, luận bàn Lý Sự Tánh Tướng viên dung, phá trừ nghi chấp, lời lời nhói tận tâm can, tham sâu vô tận, bao quát nhiều mặt của Pháp môn Tịnh độ, là ngôi sao sáng rực trên bầu trời các Tuyết tác Tịnh độ. Cả 2 tác phẩm này đều được Ngẫu Ích Tri Húc Thiền sư, cũng là Tổ Tịnh Độ Tông, tập hợp vào bộ “Tịnh Độ Thập Yếu”, 10 tác phẩm hay nhất mọi thời đại về Pháp môn Tịnh độ.

(11)           Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát, đều là Cổ Phật vì Đại Nguyện thị hiện thân Bồ Tát, đều trong các bản Kinh đã phát nguyện vãng sanh Cực Lạc, cầu gặp Đi Đà. Ngài Đ Lặc Bồ Tát là hàng Nhất Sanh Bổ Xứ Đẳng Giác Bồ Tát, còn 1 kiếp chót tu hành nơi Nội Viện Đâu Suất Thiên Cung trước khi giáng sanh cõi Ta Bà thành Di Lặc Tôn Phật trong hội Long Hoa, mà Phật Thích Ca còn dạy bảo phải phát nguyện vãng sanh về cõi Cực Lạc; Ngài Thiện Tài Đồng Tử, đệ tử Ngài Văn Thù Bồ Tát, sau khi tham học với 52 Đại Thiện Tri Thức đã chứng nhập Đẳng Giác Bồ Tát, chỗ chứng gần bằng Phật mà còn nghe lời khuyên của Phổ Hiền Bồ Tát cùng 41 Pháp Thân Đại Sĩ trong Hoa Tạng Hải Hội cùng phát thâp Đại Nguyện Vương cầu vãng sanh cõi Cực Lạc.

(12)           Phật Thích Ca vì Đại Từ Bi Tâm mà nhiều lần khuyên nhắc chúng sanh tu Tịnh độtrong rất nhiều bộ Kinh, không chỉ trong Tịnh Độ Tam Kinh mà còn lồng vào những Đại Kinh Điển Tối Thượng như Hoa Nghiêm Kinh phẩm Phổ Hiền Nhạnh Nguyện, Thủ Lăng Nghiêm Kinh phẩm Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông, Lăng Già Kinh thọ ký cho Long Thọ Bồ tát vãng sanh, Pháp Hoa Kinh xung tán công đức dùng vãng sanh, Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh có Ngài Văn Thù tự thuật từng chứng Niệm Phật Tam Muội và nguyện vãng sanh, Ban Châu Tam Muội Kinh,… Và trong Kinh Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ nói tất cả Phật vì thấu hiểu chỗ thù thắng của Pháp môn Tịnh độ và vì hướng đến lợi ích cùng tột cho chúng sanh, cho Phật pháp, mà đều hết lòng tán thán và cùng lúc hộ niệm cho mỗi chúng sanh đang niệm Phật!

(13)           Phật nói Pháp môn Tịnh độ là pháp khó tin bậc nhất nên gọi là “Nan tín chi pháp”, người muốn nghe, tin, nhận, hiểu,tu trì được pháp này đều phải là người từ nhiều đời ác, phàm hay Thánh, chỉ cần tin nhận tu trì và nguyện vãng sanh thì phải biết “đều là người đã gieo vô lượng căn lành đối với vô lượng đời chư Phật”, chẳng phải hạng dung thường phàm phu!

(14)           Tổ sư nói: “Pháp môn niệp Phật nói dễ thì cực dễ, nói khó thì cực khó”, vì dễ hì hạn tội ngũ nghịch thập ác đều có thể niệm được, một đến mười niệm bất luận định hay tán tâm đều về Cực Lạc, mà đến Đại Thánh như Đẳng Giác Bồ át cũng còn phải Nguyện vãng sanh, còn không hiểu hết chỗ thâm mầu cuả Di Đà Lục Tự, dùng vô số miệng, tận cùng thời gian tán thán cũng không hết, Cũng như vị khác nói “Chỉ chuyên trì niệm Phật hiều thình thành Phật còn có dư”. Hoặc như nói: “Công cao dị tiến, niệm Phật vi tiên”, tức là công (kết quả) cao mà dễ tiến thì niệp Phật là pháp hàng đầu. Nhưng vì pháp này là từ Diệu Trí Như Lai mà lưu xuất, từ Đại Thánh tán dương mà tuyên lưu, nên hạng dùng trí thường khó có thể lãnh ngộ. Chỉ có ban đầu nương phước duyên mà tinh nhận, lần hồi mới nói đến phát trí mà hiểu rõ, còn ngoài ra nếu luận thuần nơi trí tuệ mà muốn nhận lãnh pháp này phải là trí của hàng Đại Thánh, chẳng phải của phàm phu thường tình, nên nói mới phi báng Tịnh độ, như Thiên Như Thiền sư nói: “Nếu chẳng tin và tu Tịnh độ, dám chắc chẳng thật ngộ Thiền. Như Tâm địa toàn thông, tín tâm cầu vãng sanh muôn trâu kéo không lại!”, do đó nên các Đại Tông Sư tông phong cao vút đều tu Tịnh độ, đều khuyên Tịnh độ là ở nghĩa này!

(15)           Tinh tấn tu trì, gặp được Đại Pháp chẳng phải nhân duyên bình thường, nhưng trong rừng biển Đại Pháp, dẫu có được thâm ngộ thì tập khí còn dày, công hạnh còn chưa siệu tột, đường đạo còn quá xa mà quá chông gai, thử thách, nghiệp duyên, ái tâm ái cảnh, ma tà phá hoại,… nên lắm người rơi rớt dọc đường, như Phật từng nói: “Hàng Sơ Phát Tâm Bồ Tát nhiều như bông xoài trứng cá mà trong số đó hiếm có 1 người được thật sự giải thoát” cũng là ỡ nghĩa này.

Lại nữa, trong quá trình tu trì, không chỉ có chông gai hiểm trở mà có khi lầm theo nhân sai, thành ra công phu tu trì thì khó được mà đốt sạch chỉ trong một lần sai lầm. Ví như công án “Bá Trượng Dã Hồ”, Tổ Bá Trượng cứu độ cho 1 ông Cao Tăng đời trước, cả đời tinh tu mà chỉ đáp sai 1 câu ngầm ý hủy báng lý nhân quả, kết cuộc chỉ do 1 câu đo mà công đức tu trì đốt sạch, đọa làm thân chồn suốt 500 kiếp ròng rã, đến đời Tổ Bá Trượng mới được Ngài cứu thoái oan khiên. Hoặc như Ngài Xá Lợi Phất, bậc Thượng thủ trong chúng hội Thanh Văn của Đức Phật, từng tự thuận nhân duyên đời xưa tùng tu chứng đến hàng Lục Trụ Bồ Tát, nhưng trong lúc hành Bồ Tát Đạo, đã để dấy khởi nên 1 tâm niệm không tốt, nên chỉ do 1 niệm đó mà đọa lạc thê thảm, cuối cùng khi quả báo hết cũng mất chủng tánh Đại thừa, phải dự vào chúng hội Thanh Văn và tốn thời gian dài chie3 biết pháp Tiểu thừa. Nên biết con đường đạo quả quá sức chông gai!!! Đó chỉ là 1 số trong rất nhiều những câu chuyện, từ trong kinh điển cho đến thực tế, từ Ấn Độ đến Trung Hoa và mọi xứ cổ chí kìm, biết bao người rơi rụng trên đường tu chông gai thật không thể tính kể nổi!!!

Chính vì lẽ đó nên mới nói nếu ở trong luân hồi tử sanh, chuyên nương Tự lục mà mong thoát khổ tử sanh, viên chúng Đại Giác, rộng độ chúng chúng là việc còn khó hơn bắt thang lên lên trời, tay không bơi qua đại dương ngàn vạn lần, thật thảm thương thay!

Chúng ta còn đợi gì mà chưa gấp gấp Tín cho sâu đi, Nguyện cho thiết đi, niệm Phật cho chí thanh hết dạ đi?

Thuyền từ tận chân còn đợi gì mà không mau bước?

Thientinh82

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *