Thượng Tọa đã cùng với các pháp hữu luân phiên nhập thất tịnh tu, tránh duyên bớt cảnh, một lòng phát nguyện vãng sanh, hầu báo đáp công ơn Thầy Tổ, nguyện sanh về cõi Hoa Liên, là nơi Cực Lạc ở Tây Phương, đến khi thọ mạng vô thường, Phật A Di Đà tiếp dẫn.     Phật giáo toàn thế giới có viên Xá Lợi được nhắc nhở và tôn sùng, đó là Xá lợi lưỡi của Ngài Cưu Ma La Thập được truyền tụng hơn 2000 năm.
   Cưu Ma La Thập dịch nhiều Kinh từ Phạn ra tiếng Tàu, khoảng 98 Kinh, nay mất lạc chỉ còn độ 50 Kinh. Ngài là người nước Dao Tần, ngày nay gọi là Tân Cương. Cha Ngài là người Ấn Độ, mẹ là công chúa nước Dao Tần.Ngài dịch nhiều Kinh Phật nhất, nên có lời nguyện, nếu Kinh Ngài dịch ra không sai chánh pháp thì, khi lâm chung xin lưu lại chiếc lưỡi để làm chứng tích. Kết quả, Ngài được như ý.
 
   Tuy Cưu Ma La Thập dịch nhiều Kinh cho nước Tàu, nhưng Ngài vẫn chưa phải là người dịch đầu tiên. Người đầu tiên là An Thế Cao. An Thế Cao là vua của nước Ba Tư ngày nay. Ngài kế thừa ngôi vua chỉ có nửa năm, nhường ngôi vua cho người chú rồi đi tu Phật, dịch Kinh Phật tại nước Tàu và chết ở đấy! 
Một nhà sư Việt Nam lưu lại
chiếc lưỡi Xá lợi huyền diệu  
 
   Nhà sư nói đây là Thượng Tọa Thích Chơn Thanh. Nhiều trường hợp, vị Thầy đặt huy hiệu cho đệ tử, lắm khi đã đặt để cả tương lai sự nghiệp của người ấy.
 
   Chơn Thanh – một âm thanh, hay một cái gì thanh tịnh, thanh cao chơn thật nhất. Cho nên trong cuộc đời tu hành, Thượng Tọa Chơn Thanh đã dùng âm thanh tiếng nói đi giảng pháp khắp nơi, hoằng truyền giáo Pháp của Phật.
 
   Năm 1971, Viện Cao Đẳng Phật học Huệ Nghiêm chính thức khai giảng, do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh làm Viện trưởng, Hòa Thượng Thích Bửu Huệ làm Phó Viện trưởng, Thượng Tọa Chơn Thanh theo học suốt chương trình 8 năm tại Viện và mãn khóa vào năm 1977. Tuy nhiên, chương trình học Kinh bộ vẫn tiếp tục đến năm 1991 do Hòa Thượng Trí Tịnh hướng dẫn. 
 
THỜI KỲ HÀNH ĐẠO 
 
   Trong thời gian tu học tại Viện, nhất là từ năm 1966-1975, Thượng Tọa là một trong những cán bộ Phật giáo đi xây dựng cơ sở Phật giáo các tỉnh miền Tây và miền Đông theo chủ trương của Giáo Hội. Đồng thời là một thành viên trong Giảng sư đoàn Trung ương thuộc Tổng vụ Hoằng pháp do Hòa Thượng Thích Huyền Vi làm Tổng vụ trưởng đi truyền bá chánh pháp khắp nơi cho đến ngày Sàigòn đổi chủ.
 
   Sau ngày 30/4/1975, chương trình theo dấu chân xưa trở về cảnh cũ của Hòa Thượng Viện chủ chùa Huệ Nghiêm đã đề ra, nhằm tạo thắng duyên trong sự giải thoát, qua pháp môn niệm Phật.
 
   Thượng Tọa đã cùng với các pháp hữu luân phiên nhập thất tịnh tu, tránh duyên bớt cảnh, một lòng phát nguyện vãng sanh, hầu báo đáp công ơn Thầy Tổ, nguyện sanh về cõi Hoa Liên, là nơi Cực Lạc ở Tây Phương, đến khi thọ mạng vô thường, Phật A Di Đà tiếp dẫn.
 
   Chúng ta chú ý ở đây, sau 30/4/1975, vì hoàn cảnh đất nước, Thầy Chơn Thanh nhiều lần nhập Phật thất niệm danh hiệu A Di Đà Phật.
 
   Theo một vị Thượng Tọa, rất gần gũi với T.T. Chơn Thanh đã viết cho chúng tôi, từ đó mỗi ngày giới đức của Thầy càng tỏa chiếu. Giáo hội Phật giáo trong nước mời Thầy ra đảm trách vai trò giáo dục Tăng Ni và Trưởng Ban Hoằng Pháp. Từ đó, “chơn thanh” của Thầy được dùng đến và gót chân Thầy bước khắp mọi miền đất nước. Với giọng nói nhu hòa, Thầy dùng ái ngữ từ tâm hướng dẫn mọi người. Thầy có cuộc sống đơn giản, không tranh đua danh lợi, không mong cầu hưởng thụ.
 
   Từ năm 1981 đến 2002, trong suốt trên 20 năm, Thầy dùng cái lưỡi niệm hồng danh A Di Đà Phật và khuyến tấn mọi người niệm Nam Mô A Di Đà Phật, khi Thầy đi giảng pháp.
 
   Khi thu thập tài liệu viết về Thầy Chơn Thanh, chúng tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, nhưng không thấy nguyên nhân tại sao Thầy Chơn Thanh lưu lại cái lưỡi Xá lợi.
 
   Vì vậy, chúng tôi nhiều lần yêu cầu người quen ở Việt Nam tiếp xúc với Thượng Tọa gần gũi với Thầy Chơn Thanh để hỏi mấy điều và được biết
 
   1- Trước khi mất, Thầy Chơn Thanh đã có lời từ giã tại các lớp giảng và khuyến tấn mọi người nên tịnh tâm niệm Phật. Thầy còn chụp hình gởi tặng các Tăng Ni sinh làm kỷ niệm. Như vậy, có nghĩa là Thầy đã biết trước ngày vãng sanh của Thầy. Vậy có lần nào nghe Thầy vô tình hé lộ chăng?
 
   Thật ra, ít người tiết lộ điều này, như trường hợp của Sư Bà Trí Thuần, viện chủ chùa Dược Sư cũng không tiết lộ; dù rằng Sư Bà đã để lại chúc thư trước 2 năm.
 
   2- Với ý chí niệm Phật cầu vãng sanh, Thầy Chơn Thanh đã nhập Phật thất mấy lần. Thiên hạ nhiều người tuy cũng tu hành, nhưng lo cho thân sống nhiều hơn là lo cho đạo pháp. Nhưng với Thầy Chơn Thanh, Thầy nhìn rõ thấy cần phải chuyên tâm niệm Phật và luôn luôn dạy người niệm Phật trong suốt 20 năm. 
 
   Nếu nói rằng, do Thầy có tài xướng ngôn điều khiển các buổi lễ lớn, nên khi vãng sanh Thầy lưu lại chiếc lưỡi Xá lợi thì thật không đúng.
 
   Trong sách này, chúng tôi có nhắc lại chuyện Thầy Thiện Thông, trước tu Thiền sau quy hướng Tịnh Độ. Nhờ niệm Phật mà Thầy hết bệnh nặng. Rồi Thầy dịch 3 Kinh Tịnh Độ, học thuộc lòng 48 Đại nguyện của Phật A Di Đà. Khi Thầy lâm chung, Thượng Tọa Như Điển thấy Phật A Di Đà đến rước Thầy.
 
Nhờ đọc bài của T.T. Thích Minh Thông cũng là một giảng sư gần gũi với Thầy Chơn Thanh, chúng tôi thấy ngay chỗ lưu lại “Xá Lợi Lưỡi” của Thầy Chơn Thanh.
 
   Thầy Minh Thông viết cho chúng tôi: 
    “Vì hơn 20 năm, Thầy luôn dùng lưỡi này để truyền bá chánh pháp dẫn dắt người ta ra khỏi bến mê. Cũng lại dùng lưỡi này niệm lên hồng sanh A Di Đà Phật. Khuyến tấn mọi người niệm Phật, mau thoát khỏi cảnh khổ”.
     Đặc biệt, với pháp môn niệm Phật là mình phải tự lực và hành hạnh Phổ Hiền cúng dường cho tất cả chúng sanh. Thầy Chơn Thanh tự mình niệm Phật không ngừng mà còn dạy và nhắc nhở mọi người niệm Phật. Đây mới là thật sự cúng dường.
    Như chúng tôi đã nói, dùng lưỡi giảng pháp thì các vị Pháp sư chuyên giảng pháp đều làm. Đặc biệt là Thầy Chơn Thanh tự mình niệm Phật và không ngừng giảng dạy cho người khác niệm Phật, khuyên mọi người niệm Phật.
 
   Đây là bài học chung cho tất cả những ai muốn được vãng sanh Cực Lạc, phải có công phu thật sự. Nhờ vào công phu thật sự mà Thầy Chơn Thanh biết trước ngày ra đi của Thầy. 
 
   Thầy Minh Thông viết :
   “Thầy ra đi rất nhẹ nhàng sau một cơn bệnh nhẹ, giữa tiếng trợ niệm của những người đồng tu”.
 
    Tại sao Thầy Chơn Thanh ra đi được tốt đẹp như thế? Vì trong ngót 20 năm qua, Thầy chẳng vướng bận lo lắng tiền bạc chùa chiền. Thân tâm Thầy thanh tịnh chỉ biết đi giảng pháp, dạy người niệm Phật cầu vãng sanh và tự mình niệm Phật.
 
   Hãy nghe lời bình phẩm của Thầy Minh Thông nói về Thầy Chơn Thanh.   “Thầy Chơn Thanh là một nhà sư điềm đạm nhu hòa luôn luôn hy sinh vì mọi người. Quả thật Thầy đã hành hạnh Phổ Hiền Bồ Tát”.
 
   Kinh Hoa Nghiêm, Phật nói: “Bồ Tát mà chẳng hành hạnh Phổ Hiền, chẳng chứng thành Phật đạo”.
 
   Chúng tôi rất tiếc rằng mình không thể có mặt tại Sàigòn để tiếp xúc với những ai đã sống hoặc từng là học trò của Thầy Chơn Thanh, để tìm hiểu nhiều hơn đối với những điều đã viết.
 
   Chúng tôi hy vọng sau khi sách này được phổ biến rộng, chúng tôi sẽ được cung cấp thêm dữ kiện để lần tái bản bổ túc đầy đủ hơn. Vì với bấy nhiên đây thật quá nghèo nàn, không nói lên được hết công phu tu hành của một bậc Bồ Tát vãng sanh đã lưu lại cho hậu thế chiếc lưỡi Xá Lợi bất diệt.
 
 
   Thượng Tọa Thích Chơn Thanh, thế danh Phan Văn Bé, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1949 tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong nay là tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là cụ ông Phan Văn Vinh, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Mến. Thượng Tọa có 6 anh em, 2 trai 4 gái. Ngài là anh cả trong gia đình.
 
    Vốn sinh ra và lớn lên trong gia đình bần nông phúc hậu, giàu lòng tin Tam Bảo, nhất là đã gieo trồng hạt giống Bồ Đề, nên sau khi cơ duyên đã đủ, nhân xuất gia đến thời bộc pháp. Thượng Tọa phát tâm xuất gia đầu Sư với Hòa Thượng Thích Thiện Thọ, trụ trì chùa Phước Lâm, huyện Tân Uyên, Biên Hòa nay là tỉnh Bình Dương. Được Bổn sư ban pháp húy là Nhật Bé, hiệu Chơn Thanh.
 
   Tại Đại hội đại biểu Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI, Thượng Tọa được đại hội suy cử làm Chánh Thư ký Ban Trị sự kiêm nhiệm Trưởng ban Hoằng pháp Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh cho đến ngày xả báo an tường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *